| Hotline: 0983.970.780

Hành trái vụ mất giá

Thứ Ba 17/06/2014 , 08:15 (GMT+7)

Nếu như năm ngoái có thời điểm lên đến 38.000đ/kg thì năm nay hành tốt nhất chỉ có 15.000đ/kg, loại xấu hơn chỉ từ 8.000-10.000đ/kg.

Nông dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) gọi vụ hành hè thu là hành trái vụ, bởi rất khó SX vì thiếu nước tưới. Tuy nhiên, hành hè vụ thu ở Lý Sơn thường có giá cao gấp đôi so với hành chính vụ. Nhưng năm nay không như vậy, giá hành chỉ bằng một nửa năm ngoái. Không chỉ giảm giá, sức tiêu thụ cũng yếu đi.

Theo Phòng Kinh tế và hạ tầng nông thôn huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), vụ hè thu năm nay nông dân đất đảo SX được gần 200 ha hành, đến nay đã thu hoạch được 138 ha. Dù năng suất hành năm nay đạt gần 100 tạ/ha, cao hơn năm ngoái 2 tạ/ha nhờ áp dụng tốt tiến bộ KHKT vào SX nhưng nông dân không vui, bởi giá hành xuống thấp quá.

Anh Lê Văn Màu ở thôn Đông, xã An Vĩnh, gia đình làm 3 sào hành trong vụ này cho biết: “Giá hành năm nay tệ lắm. Nếu như năm ngoái có thời điểm lên đến 38.000đ/kg thì năm nay hành tốt nhất chỉ có 15.000đ/kg, loại xấu hơn chỉ từ 8.000-10.000đ/kg. Năm nay sức mua của các thị trường tiêu thụ chính như TP HCM, Đà Nẵng, Huế…cũng rất yếu”.

Giá hành tuột thấp, trong khi đó từ sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đến nay trên địa bàn huyện Lý Sơn chỉ xảy ra 1 cơn mưa rất ngắn nên chi phí bơm tưới cho cây hành rất lớn, khiến nông dân trồng hành méo mặt.

Theo anh Màu, vụ này gia đình anh cứ cách 1 ngày tưới 1 ngày chứ không thì hành sẽ khô củ, mất năng suất. Riêng 800m2 ruộng hành của anh từ đầu đến cuối vụ phải tưới đến 20 lần, mỗi lần mất 1 lít dầu. Đó là còn thuận lợi, nhiều diện tích nằm xa nước, phải bơm nối tiếp 3 máy nước mới đến được ruộng hành thì chi phí nước tưới tăng gấp 3 lần.

09-23-05_2
Nông dân Lý Sơn thu hoạch hành vụ hè thu

Anh Màu tính: “Tính toàn bộ chi phí từ mua giống, cải tạo đất đến bơm tưới, mỗi sào hành nông dân chỉ còn lãi khoảng 1 triệu đồng. Nếu tính công vào đó nữa thì kể như công cốc”.

Trong khi đó, trồng hành ở Lý Sơn không hề dễ tí nào. Trước khi xuống giống nông dân phải cải tạo đất. Cải tạo đất ở đây tốn cả triệu đồng. Đó là chưa kể công thuê người đưa đất vào ruộng mất hơn 400.000đ nữa. Sau đó mất thêm 500.000đ mua 4,5 khối đất trắng phủ lên mặt.

Hành đang là cây trồng mũi nhọn của huyện đảo Lý Sơn chỉ đứng sau cây tỏi. Mỗi năm riêng cây hành và cây tỏi đóng góp đến 20% GDP của huyện. Thế nhưng với hiệu quả kinh tế như thế này thì người dân đất đảo đang rất phân vân không biết có nên chọn cây trồng khác thay thế.

Tuy nhiên, theo nhiều người thì đất đảo chỉ phù hợp với 2 loại cây trồng này, nhất là trong bối cảnh Lý Sơn thường xuyên gánh chịu gió bão. Do đó loay hoay mãi nhưng ngành chức năng ở đây chưa tìm ra hướng chuyển đổi hiệu quả hơn.

Cây hành ở Lý Sơn vẫn đang được xem là đặc sản, thế nhưng giá cả của nó cũng bấp bênh như mọi nông sản khác, thị trường tiêu thụ cũng chưa ổn định. Thiết nghĩ, nếu Lý Sơn vẫn quyết chọn cây hành (và tỏi) làm cây trồng chủ lực thì phải đầu tư tìm kiếm, mở rộng thị trường. Được như vậy thì nông dân Lý Sơn mới có thể “ thủy chung” được với những loại cây trồng mũi nhọn của đất đảo.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm