| Hotline: 0983.970.780

Hành trình mở cõi: Sống dậy hào khí cha ông

Thứ Sáu 11/06/2010 , 12:39 (GMT+7)

Là một trong những lễ hội chính của Festival Huế 2010, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, tối 10/6, tại Kỳ Đài- Hộ Thành hào (Kinh thành Huế, TP. Huế) đã diễn ra đêm hội “Hành trình mở cõi”.

Là một trong những lễ hội chính của Festival Huế 2010, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, tối 10/6, tại Kỳ Đài- Hộ Thành hào (Kinh thành Huế, TP. Huế) đã diễn ra đêm hội “Hành trình mở cõi”.

Mặc dù chương trình vừa bắt đầu khai mạc đã gặp mưa song hàng nghìn người dân thành phố Huế, các địa phương lân cận cũng như du khách trong và ngoài nước vẫn đến tham dự đêm hội.

Hành trình mở cõi là chương trình được dàn dựng công phu và quy mô trên sân khấu với chiều ngang gần 400m, với sự góp mặt của hàng nghìn nhạc công, diễn viên cùng cờ, trống tạo nên không khí hào hùng, oanh liệt cho đêm hội. Nội dung chương trình hành trình mở cõi dựa theo tiến trình lịch sử mở cõi về phương Nam gồm các phần Diễn tiến mở cõi và Thống nhất non sông (bắt đầu bằng sự kiện Huyền Trân Công Chúa cất bước về làm dâu vương quốc champa để đỗi lấy vùng đất châu Ô, Lý (1306), năm 1788, hoàng đế Quang Trung- Nguyễn Huệ chọn Huế làm kinh đô, danh chính ngôn thuận đăng quang ở núi Bân để tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh tạo điều kiện thống nhất đất nước, đến năm 1802, vua Gia Long thống nhất đất nước, tiếp tục chọn Huế làm kinh đô, đặt Quốc hiệu là Việt Nam).

Phần tiếp theo gắn với hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đó là Cách mạng tháng 8 năm 1945, đất nước bước sang kỷ nguyên mới và sự kiện ngày 30.4.1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đêm hội tập trung khai thác diễn trình mở cõi về phương Nam với lịch sử 700 năm trong mối liên hệ với truyền thống của dân tộc và tình cảm, lòng tự hào của nhân dân hướng về đất Thăng Long với hàng ngàn năm lịch sử, qua đó khẳng định chủ quyền, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam. Với ngôn ngữ nghệ thuật giàu chất ước lệ sử thi, sân khấu được dựng trước Kỳ Đài- Hộ Thành hào tạo nên một không gian nghệ thuật giàu các yếu tố kiến trúc làm sống dậy một quá khứ hào hùng của cha ông.

Một số hình ảnh do PV NNVN ghi lại:

 

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

Tiền đạo Đình Bắc báo tin không vui

Tiền đạo Nguyễn Đình Bắc có nguy cơ phải nghỉ hết vòng bảng giải U23 châu Á 2024 vì chấn thương cổ chân.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm