| Hotline: 0983.970.780

Hành trình phương Bắc (tiếp theo& hết)

Thứ Sáu 14/10/2011 , 15:16 (GMT+7)

Tôi thức dậy từ 4h nhưng trời đã sáng như 6h ở Việt Nam vậy. Ngoài phố đã lác đác có người đi lại.

Tôi thức dậy từ 4h nhưng trời đã sáng như 6h ở Việt Nam vậy. Ngoài phố đã lác đác có người đi lại. Tôi vừa bật tivi lên xem vừa tranh thủ sắp xếp quần áo để chuẩn bị lên đường. Một ngày mới lại bất đầu.

>> Hành trình phương Bắc (tiếp)
>> Hành trình phương Bắc

7h chúng tôi xuống tầng 2 ăn sáng. Các món ăn sáng của người Trung Quốc ở đâu cũng giống nhau, họ thích các loại cháo, một loại rau trong đó không thể thiếu món ớt xào, trứng luộc và bánh bao. So với người Việt mình, người Trung Quốc ăn nhiều hơn hẳn. Vừa ăn họ vừa nói chuyện rất to. Vì vậy đi Trung Quốc đừng bao giờ sợ đói, cũng không ngại trong chuyện ăn uống. Ăn được bao nhiêu tùy ý. Đặc biệt họ ăn nhiều dầu mỡ, riêng ở tỉnh Tứ Xuyên ăn rất cay. Dầu mỡ quyện vào món ăn, nhìn đã phát ngán. Khẩu vị người Trung Quốc gần giống người Hoa ở Sài Gòn. 

8h chúng tôi tiếp tục hành trình về thành phố Cáp Nhĩ Tân (tỉnh Hắc Long Giang). Trên đường về chúng tôi được đến thăm công viên hổ. Thật bất ngờ, công viên này nuôi tới 800 con hổ các loại. Sau khi mua vé vào thăm (110 tệ/người - khoảng 360.000 đồng Việt Nam), chúng tôi xếp hàng chờ đến lượt lên xe.

Gần trưa chúng tôi rời công viên đến một nhà hàng cách đó chừng 1km. Người tài xế họ Triệu giới thiệu với chúng tôi một món ăn truyền thống của vùng đông bắc Trung Quốc, đó là món cá nau - loại cá giống như cá tra ở Việt Nam. Chúng tôi được sắp xếp vào một phòng có 2 cái bàn rất đặc biệt. Một bàn tròn cho 6-10 người ngồi. Một nửa bàn không ngồi ghế mà ngồi trên bệ xây sẵn. Tôi đoán dưới chỗ ngồi là ống khói thông ra ngoài bếp làm lẩu. Điều đặc biệt nữa ở đây là bếp đun bằng củi không đun bằng gas như ở nhiều nơi. Một cái chảo gang thật bự đường kính khoảng 60cm. Người lái xe và người dẫn đường họ Đàm (người Quảng Tây) đã đặt một con cá nặng 6 cân với giá 180 tệ/cân (tương đương với 3kg, 360 tệ/kg).

Con cá rất to, các món ăn trông cũng hấp dẫn nhưng có mùi mỡ cừu không hợp với khẩu vị của tôi. Đây là bữa ăn đầu tiên không có cảm giác ngon trong chuyến đi này.

Hôm sau, chúng tôi đi Hồ Bắc, một tỉnh miền Trung của Trung Quốc để thăm Cty Giống Hồ Bắc (Hubei Jinghu seed Co., Ltd). Sau chặng bay dài 3 tiếng đồng hồ, chúng tôi có mặt tại Hồ Bắc. Thời tiết ở đây rất dễ chịu. Trời không nắng, nhiều mây, nhiệt độ khoảng 250 C.

12h từ nhà ga TP Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc chúng tôi bắt đi Jingzhau. Trụ sở của công ty giống cách thành phố khoảng 300 km chạy ô tô với tốc độ 120km/h.

Hồ Bắc với dân số khoảng 40 triệu người, bằng 1/2 dân số tỉnh Hồ Nam. Văn hóa rất giống với Tứ Xuyên do ảnh hưởng của văn hóa Thục. Từ Vũ Hán về Thành Đô (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên) mất 1 ngày đi xe, khoảng 1.000km. Diện tích đất nông nghiệp của Hồ Bắc khoảng 70 triệu mẫu, tương đương với 4 triệu ha. Sản phẩm nông nghiệp chính là lúa và bông. Sản lượng lương thực 25 triệu tấn/năm. Trong đó, lúa chiếm 70%, tiểu mạch 20%, ngô và khoai tây chiếm 10%. 

Dừng chân bên hàng bạch dương xanh tốt

Vũ Hán là một trong những thành phố lớn của Trung Quốc và có lịch sử lâu đời với hơn 2.500 năm tuổi, trước cả Bắc Kinh, Nam Kinh. TP có 10 triệu dân. Vũ Hán lập ra từ thời nhà Đường và có một số công trình văn hóa nổi tiếng như: Hoàng Hoa Lâu và nhà lưu niệm Mao Trạch Đông. Vị Chủ tịch Trung Quốc có nhiều năm làm việc tại đây, nhất là trong giai đoạn diễn ra cách mạng văn hóa.

Đây là lần đầu tiên tôi đến Hồ Bắc. Các món ăn ở đây giống như ở Hồ Nam và không cay như các món ăn ở Tứ Xuyên, mặc dù nơi đây cũng gần Trùng Khánh thuộc nước Thục thời Tam Quốc. Sau khi ăn cơm trưa chúng tôi đi thăm khu vực khảo nghiệm của công ty giống.

Hồ Bắc có một con sông nổi  tiếng- sông Trường Giang. Năm 2008 tại đây đã xảy ra một trận lụt lớn. Nước sông dâng cao đến 50m gây thiệt hại nặng nề cho nhân dân. Nhà nước đã phải chi tới 10 tỷ NDT để sửa lại đê sông Trường Giang.

Trường Giang theo nghĩa Hán có nghĩa là "con sông dài". Tôi cũng có chút kỷ niệm về con sông này. Đó là năm 1998 khi tôi đến thăm đập Đô Giang trên thượng nguồn sông Trường Giang. Đô Giang là công trình thủy lợi có một không hai được xây dựng cách đây 250 năm do Lý Bân chỉ đạo, đến bây giờ vẫn phát huy tác dụng.

Lần thứ hai là năm 2008 khi tôi đến Trùng Khánh cũng nằm bên sông Trường Giang. Buổi tối chúng tôi đi thuyền ngắm cảnh trên dòng sông. Tôi nghe ai đó nói: Ban đêm ngắm cảnh trên sông Trường Giang còn đẹp hơn sông Seine ở Paris. Đây là lần thứ 3 tôi có duyên nợ với dòng sông này khi được ngồi thưởng thức bữa tối bên dòng sông Trường Giang thơ mộng. Tôi được các bạn giới thiệu đây là đoạn rộng nhất của con sông vĩ đại này.  

Buổi chiều trước khi ăn tối người lái xe tế nhị cho xe chạy qua cổng thành Kinh Châu và một đoạn thành cổ có tên Kinh Châu- dấu tích còn lại từ thời Tam Quốc. Chuyện kể rằng, nơi đây vốn thuộc nước Ngô nhưng nước Thục chiếm được, Lưu Bị giao cho Quan Vũ cai quản và lập nên thành Kinh Châu. Sau này quân Ngô chiếm lại Kinh Châu bắt được Quan Vũ nhưng vị tướng trọng nghĩa khinh tài này nhất định không đầu hàng. Quan Vũ đã bị giết chết. Tôn Quyền đem đầu Quan Vũ nộp cho Tào Tháo. Tào Tháo nhìn thấy hồn bay phách lạc. Tào Tháo đã cho tổ chức tang lễ Quan Vũ một cách trang trọng. 

Từ Hồ Bắc, chúng tôi đi tàu cao tốc về An Huy. Tôi thực sự bị thuyết phục bởi quy mô, sự hiện đại tiện nghi của nhà ga TP Vũ Hán. Tôi đã được đi tàu cao tốc ở châu Âu và Nhật Bản nhưng nhà ga ở đây không hề thua kém, mà còn có phần hiện đại và đồ sộ hơn. Nhà ga chật cứng người nhưng rất trật tự và sạch sẽ.  

Nhà lưới SX giống cây trồng

Từ Vũ Hán tới Hợp Phì (An Huy) khoảng 300km. Tầu chạy với vận tốc  200km/h. Tới Hợp phì chúng tôi tiếp tục đi thăm một số mô hình SXNN.  

Sau 13 năm kể từ chuyến đi Trung Quốc đầu tiên tôi nhận thấy, dường như ở mỗi chuyến đi tôi học thêm được một vài điều mới. Trung Quốc là đất nước rộng lớn có nền nông nghiệp phát triển, nhiều lĩnh vực đã đạt tới trình độ cao.          

Việt Nam là đất nước nông nghiệp. Thiết nghĩ chúng ta nên học nhưng kinh nghiệm hay từ nền nông nghiệp của người láng giềng phương Bắc, ứng dụng một cách sáng tạo vào nền nông nghiệp nước ta, đặc biệt là trên lĩnh vực giống cây trồng. Chuyến đi đã khép lại nhưng lại mở ra nhiều cánh cửa mới.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm