| Hotline: 0983.970.780

Hành vi tham nhũng

Thứ Năm 21/10/2010 , 12:26 (GMT+7)

Bạn đọc ở hòm thư: [email protected] hỏi:

Luật Phòng chống tham nhũng được thực hiện 5 năm nhưng hiểu cụ thể hành vi như thế nào thì được coi là hành vi tham nhũng thì nhiều người còn chưa thực sự rõ. Là bạn đọc nhiều năm của báo NNVN, tôi rất mong mỗi tuần báo trả lời và giải thích từ ngữ về một số luật đang được thực thi như: Luật Phòng chống tham nhũng, Quy chế dân chủ ở cơ sở, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Đất đai… để mọi người dân đều hiểu rõ pháp luật.

Trả lời:

Luật gia xin chân thành cảm ơn bạn đã góp ý cho chuyên mục để chuyên mục Luật sư của bạn thật gần gũi, thân thiết, có ích với bạn đọc khắp mọi nơi.

Luật Phòng chống tham nhũng đã đi vào cuộc sống được 5 năm. Hiệu quả của việc thực hiện luật đã thể hiện rõ nét, đó là các hành vi tham nhũng được các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân phát hiện được đưa ra xử lý, góp phần ngăn chặn những hành vi tham nhũng và xử lý triệt để hành vi tham nhũng đang là quốc nạn, kìm hãm sự phát triển của đất nước, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Theo Luật Phòng chống tham nhũng thì những hành vi sau đây được coi là hành vi tham nhũng: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác vì vụ lợi; đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của của Nhà nước vì vụ lợi; nhũng nhiễu vì vụ lợi; không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Về nguyên tắc xử lý hành vi tham nhũng: mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.