| Hotline: 0983.970.780

Hanoi Telecom “ngỏ lời” mua đứt EVN Telecom

Thứ Hai 24/10/2011 , 13:40 (GMT+7)

Theo tin từ Hanoi Telecom, hãng viễn thông này đang muốn mua lại băng tần 3G và toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng 3G của EVN Telecom.

Ảnh minh họa
Theo tin từ Hanoi Telecom (đơn vị chủ quản của mạng Vietnamobile), họ đang muốn mua lại băng tần 3G và toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng 3G của EVN Telecom.

Trước đó, đã có tin EVN Telecom sẽ được giao về cho Viettel quản lý. Theo đó, Nhà nước không có chủ trương cổ phần hóa EVN Telecom nữa mà chuyển giao cho một đơn vị thứ 3 có đủ khả năng để vận hành những hạ tầng viễn thông sẵn có của EVN Telecom cũng như thực hiện tiếp các đầu tư, giao dịch của đơn vị này bao gồm cả những khoản nợ.

Tình hình kinh doanh của EVN Telecom được xác định là rất tồi tệ với con số hàng nghìn tỷ đồng, rõ nhất là hai thương vụ bất thành với FPT và VTC mới đây khiến hai công ty này trở thành hai chủ nợ bất đắc dĩ nữa của EVN Telecom khi lần lượt "bỏ của chạy lấy người" để lại hai khoản nợ khó đòi tiền đặt cọc với FPT là 708 tỷ đồng và VTC là 120 tỷ đồng.

Hiện Hanoi Telecom và EVN Telecom đang chung nhau sử dụng giấy phép băng tần 3G, việc Hanoi Telecom bất ngờ ngỏ ý "ôm" EVN cũng y như hai doanh nghiệp này bất ngờ liên danh trong việc xin giấy phép 3G cách đây ít lâu.

Theo nhận định của các chuyên gia ngành viễn thông, việc sáp nhập EVN Telecom là điều tất yếu, song về tay doanh nghiệp nào thì còn do Chính phủ tính toán. Nhìn trên cục diện thị trường viễn thông di động hiện nay, 3 "ông lớn" MobiFone, Vinaphone và Viettel đang phủ gần kín toàn thị trường, các mạng khác như Vietnamoblie, Beeline... chỉ chiếm phần rất nhỏ cả về thị phần lẫn phân khúc khách hàng.

Nếu EVN Telecom về với Hanoi Telecom thì có vẻ như mạng này sẽ có lực hơn trong cuộc chạy đua dài hơi trên thị trường viễn thông di động. Tuy nhiên, họ có lực để "ôm trọn" EVN Telecom với những "khoản nợ khủng" của doanh nghiệp này không thì cũng chưa rõ, cho dù Hanoi Telecom có đối tác giàu có Hutchison Telecom đứng đằng sau.

Trưa 24/10, một lãnh đạo cao cấp của Hanoi Telecom cho phóng viên Vietnam+ biết, do những quy định trong Quy chế cuộc thi giải năng tần 2x15MHZ, liên danh Hanoi Telecom-EVN Telecom đã trúng thầu và được cấp băng tần là trọn vẹn một băng tần "không được chia cắt," nên khi Chính phủ có chủ trương bán hoặc sáp nhập EVN Telecom, phía Hanoi Telecom đề nghị được mua lại.

Trong công văn số 474/CV-HTC gửi Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan về việc đề nghị mua lại băng tần 3G của EVN Telecom, phía Hanoi Telecom đề xuất: "Riêng phần thiết bị và hạ tầng mạng 3G mà EVN Telecom đã đầu tư, Hanoi Telecom cũng chấp nhận mua lại đúng giá trị đã đầu tư."

"Còn toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cáp quang chiến lược và hạ tầng viễn thông khác, chúng tôi nghĩ cần bàn giao cho các tập đoàn viễn thông lớn khác để sử dụng và khai thác được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu Chính phủ mong muốn, chúng tôi cũng có thể nhận mua lại EVN Telecom theo đơn giá và các điều kiện giống như VTC và EVN Telecom đã ký hợp đồng chính thức," công văn có đoạn viết.

Phía Hanoi Telecom cho hay, nếu được chấp thuận, đây sẽ là điều kiện giúp doanh nghiệp viễn thông trẻ này tiếp tục phát triển và làm an lòng nhà đầu tư quốc tế của Hanoi Telecom - vốn đang hoang mang về việc các nguồn lực và lợi thế cạnh tranh tập trung cho các tập đoàn viễn thông nhà nước. Và như vậy, các doanh nghiệp nhỏ, có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không khỏi bị chèn ép...

Ngoài ra, Hanoi Telecom cũng sẵn sàng "chồng tiền mặt" trong thương vụ mua lại EVN Telecom. Chủ sở hữu của Vietnamobile cũng tiết lộ đối tác Hutchison Telecom đang có kế hoạch đầu tư với số tiền lên tới 1,1 tỷ USD trong năm tới.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm