| Hotline: 0983.970.780

Hấp dẫn lễ hội dừa Bến Tre

Thứ Năm 09/04/2015 , 09:36 (GMT+7)

Lễ hội dừa Bến Tre năm 2015 với chủ đề “Cây dừa Việt Nam hội nhập và phát triển” đã chính thức khai mạc trong không khí chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và chào mừng đại hội Đảng các cấp...

Ông Võ Thành Hạo, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre cho biết: Cây dừa đã xuất hiện ở vùng đất này từ rất sớm. Được cả nước biết đến không chỉ là quê hương Đồng Khởi mà còn là xứ sở của cây dừa.

Từ cuối thế kỷ thứ XIX, Bến Tre đã có trên 4.000 ha dừa, đến năm 1930 tăng lên 6.000 ha, năm 1945 là 21.000 ha. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, do bị chiến tranh tàn phá, diện tích dừa ở Bến Tre chỉ còn khoảng 16.000 ha.

Sau giải phóng, cây dừa hồi sinh phát triển, đến nay có hơn 63.000 ha, sản lượng khoảng 500 triệu trái/năm, kim ngạch XK đạt gần 200 triệu USD/năm và các sản phẩm dừa có mặt ở 68 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hiện nay, công nghiệp chế biến dừa Bến Tre đã phát triển cao, với hàng chục mặt hàng thực phẩm, mỹ phẩm và hàng trăm mặt hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, độc đáo. Cây dừa không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn là văn hóa, tâm hồn, cốt cách của người Bến Tre...

Lễ hội dừa lần IV nhằm quảng bá mạnh mẽ hơn nữa các sản phẩm sau dừa, tiếp tục khẳng định giá trị cây dừa và tôn vinh những người nông dân bao đời thủy chung với cây dừa, tôn vinh những nhà khoa học, những DN, doanh nhân có những đóng góp cho ngành dừa.

Thông qua đó, gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh dừa của Việt Nam với việc đầu tư khoa học công nghệ, tạo sản phẩm mới, tìm kiếm thị trường ổn định để cây dừa phát triển bền vững.

Lễ hội dừa lần thứ IV năm 2015 cũng là dịp để giới thiệu hình ảnh đất và người Bến Tre đến với bè bạn gần xa, thu hút đầu tư, hợp tác kinh tế, văn hoá, du lịch, được tổ chức với nhiều hoạt động như: Chương trình khai mạc với chủ đề “Cây dừa Việt Nam hội nhập và phát triển”, nghệ thuật sắp đặt con đường dừa;

Liên hoan ẩm thực xứ dừa; Hội thi sáng tạo kỹ thuật ngành dừa và tôn vinh doanh nhân doanh nghiệp; tuần lễ văn hóa nghệ thuật; lễ tôn vinh người trồng dừa và thi đấu xảo các sản phẩm dừa, cùng các hội thảo khoa học với nhiều chủ đề phong phú, hữu ích, hội chợ thương mại triển lãm các sản phẩm dừa.

Đặc biệt ngày hội của người dân xứ dừa được tổ chức tại 164/164 xã, phường, thị trấn trong tỉnh… sẽ là điểm nhấn của lễ hội lần này.

Trong khuôn khổ lễ hội diễn ra cuộc thi đấu xảo các sản phẩm từ dừa, thu hút 42 nhà vườn mang sản phẩm độc đáo, lạ mắt tham dự. Nông dân đến từ huyện Chợ Lách đem đến hội thị quả dừa bé xíu nhưng có đến 18 đọt, trong đó có 5 đọt hữu hiệu.

15-46-02_khi-mc-khong-gin-du

Ngoài ra, còn nhiều sản phẩm dừa rất “độc” như: Quả dừa nặng đến 4,4kg; buồng dừa quả nào cũng có “nón” trên đầu; quả dừa 3 đọt, 4 đọt; cây dừa có lá màu trắng, quả dừa có 2 sừng giống sừng trâu…

Bến Tre hy vọng với các chương trình của Lễ hội dừa sẽ giúp du khách, bạn bè hiểu rõ hơn về chuỗi giá trị của cây dừa trong sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia và trong đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân cả nước...

Trong khuôn khổ lễ hội dừa lần IV năm 2015 tại Bến Tre, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức khai mạc Khu triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại Trung tâm văn hóa thành phố Bến Tre. Tại đây, BTC đã trưng bày gần 100 bản đồ được tập hợp từ các nguồn tư liệu đã được công bồ từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả ở trong nước và quốc tế.

Tổ chức Triển lãm cũng là dịp để tri ân các thế hệ người dân Việt Nam đã hy sinh xương máu để xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia; đồng thời cũng là để bày tỏ sự cảm ơn đối với đồng bào ta ở trong và ngoài nước đã dày công sưu tầm, lưu giữ và truyền tải tới thế hệ hôm nay và mai sau những tư liệu quý giá về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm