| Hotline: 0983.970.780

Hapro đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 5 liên tiếp

Thứ Hai 24/12/2018 , 09:59 (GMT+7)

Đạt THQG là niềm tự hào và cũng là trách nhiệm lớn của doanh nghiệp. Hapro luôn chú trọng việc duy trì và phát triển các giá trị thương hiệu trong giai đoạn phát triển sắp tới của Tổng công ty, đặc biệt là trong thời kỳ mới – thời kỳ hoạt động theo mô hình TCT cổ phần.

Tổng công ty Thương mại Hà Nội – CTCP (Hapro) là doanh nghiệp kinh doanh chính trong lĩnh vực xuất khẩu với trọng tâm là hàng nông sản thực phẩm; kinh doanh thương mại nội địa gồm: phát triển chuỗi Siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapromart, Haprofood, bán buôn, bán lẻ; Sản xuất hàng xuất khẩu và một số mặt hàng phục vụ hệ thống phân phối của TCT,... Một số thương hiệu kinh doanh thuộc hệ thống của Hapro như Gốm Chu Đậu, Thủy Tạ, Thực phẩm Hà Nội, Thời trang Hafasco, Vang Thăng Long,....

 

Cuối tháng 6/2018, Hapro đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông lần đầu, chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần và đến nay là doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn BRG. Trong những năm qua, Hapro đã luôn quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển thương hiệu với một số kết quả đã đạt được: Được công nhận Thương hiệu Quốc gia 5 lần liên tiếp; 13 năm đạt danh hiệu Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín; 07 năm liên tiếp đạt Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt; 11 năm liên tiếp nằm trong Bảng xếp hạng VNR500; Lọt Top10 Nhà bán lẻ uy tín năm 2018...

Thương hiệu quốc gia (THQG - Vietnam Value) là chương trình được Thủ tướng chính phủ giao cho Bộ Công thương (Cục XTTM là Cơ quan thường trực) phối hợp với các Bộ/Ngành triển khai thực hiện từ năm 2003.  Đây là chương trình duy nhất của Chính phủ Việt Nam nhằm quảng bá hình ảnh, THQG thông qua thương hiệu sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ); hướng tới mục đích chính là xây dựng hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị “Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong”; tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước và con người Việt Nam, góp phần khuyến khích du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài.

Trong hoạt động kinh doanh của mình, Hapro luôn định hướng phát triển doanh nghiệp theo các giá trị cốt lõi của THQG “Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong”. Cụ thể:

- Đối với lĩnh vực xuất khẩu, Hapro luôn quan tâm đến việc xây dựng thị trường, tăng cường giới thiệu và chào bán các sản phẩm nông sản thế mạnh của Việt Nam là Gạo, Hạt điều, Hạt tiêu, Cà phê, Dược liệu, Thủ công mỹ nghệ,… gắn với việc đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm, gia công, chế biến và bao bì sản phẩm gắn với yêu cầu của từng thị trường. Việc Hapro được lựa chọn là một trong các doanh nghiệp đạt THQG có ý nghĩa và tác dụng rất lớn cho hoạt động của doanh nghiệp, giúp Hapro tiếp cận được với người mua nước ngoài và lòng tin của khách hàng.

- Với hoạt động kinh doanh thương mại nội địa, Hapro luôn nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh cho hệ thống thương mại nội địa, kiểm soát chất lượng nguồn hàng hóa đầu vào, làm tốt các quy định của Nhà nước về quản lý kinh doanh, cung cấp đến người tiêu dùng các sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Theo Quyết định số 4669/QĐ-BCT ngày 18 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương - Chủ tịch Hội đồng THQG, Hapro đã được Hội đồng THQG công nhận là doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đạt THQG năm 2018 và được mang biểu trưng của Chương trình trong hai năm từ 2018 đến 2020. Trong hàng vạn Doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động và kinh doanh, năm 2018 chỉ có 97 doanh nghiệp có sản phẩm đạt chuẩn quốc gia. Hapro là một trong 07 doanh nghiệp lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ đạt Thương hiệu Quốc gia lần này. Đây cũng là lần thứ 5 liên tiếp, Hapro tự hào và vinh dự được công nhận là Thương hiệu quốc gia.

Trong khuôn khổ của chương trình, chiều 20/12, Hapro sẽ tham gia hoạt động tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ. Tại buổi tiếp kiến, Hapro vinh dự là một trong 04 doanh nghiệp đại diện các doanh nghiệp đạt THQG sẽ báo cáo và phát biểu trước Thủ tướng. Tối cùng ngày, Lễ công bố các doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG năm 2018 sẽ được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Đạt THQG là niềm tự hào và cũng là trách nhiệm lớn của doanh nghiệp. Hapro luôn chú trọng việc duy trì và phát triển các giá trị thương hiệu trong giai đoạn phát triển sắp tới của Tổng công ty, đặc biệt là trong thời kỳ mới – thời kỳ hoạt động theo mô hình TCT cổ phần.

HAPRO lần thứ 5 liên tiếp là doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm