| Hotline: 0983.970.780

Hạt thóc khóc theo mưa

Thứ Hai 20/07/2009 , 08:00 (GMT+7)

Khoảng 1 tuần qua mưa như trút, không thể phơi sấy nhà nông đành trùm mền dầm mưa lúa hè thu mới thu ngay ven lộ. Còn trên đồng, lúa chín gặp mưa đỗ ngã không thể thu hái bằng máy đã đẩy giá công cắt lúa tăng vọt lên. Nông dân vùng châu thổ đang khóc ròng theo mưa.

Khoảng 1 tuần qua mưa như trút, không thể phơi sấy nhà nông đành trùm mền dầm mưa lúa hè thu mới thu ngay ven lộ. Còn trên đồng, lúa chín gặp mưa đỗ ngã không thể thu hái bằng máy đã đẩy giá công cắt lúa tăng vọt lên. Nông dân vùng châu thổ đang khóc ròng theo mưa.

Lúa “phơi" mưa

Trên tuyến đường liên huyện dài hàng chục cây số từ trung tâm huyện Tân Hồng đến huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), hai bên lộ được nông dân tận dụng tối đa để phơi lúa. Gần 10 ngày qua hàng trăm tấn thóc cứ vậy, nằm bất động ven lộ chịu mưa, chờ nắng. Ông Trương Hoàng Nam, PCT xã Tân Hộ Cơ (Tân Hồng, Đồng Tháp) cho biết: Cánh đồng 2.700ha lúa HT của xã đang thu hoạch rộ nhưng mấy ngày qua gặp mưa như trút làm cho nhà nông nóng ruột. Bán lúa ướt thì không có thương lái mua, muốn chuyển lúa đi sấy thì phải qua xã khác nhưng cũng không mấy hộ có lò sấy trống. Thế là lúa đua nhau lên mộng.

Những người đã thu lúa về đến tận nhà còn khổ như thế thì đối với hạt lúa ở ngoài đồng tới ngày thu hoạch khổ gấp bội. Ông Nguyễn Văn Bé, ấp Chiến Thắng, xã Tân Hộ Cơ cho biết: 13 công đất thuê máy gặt đập liên hợp chạy 4 ngày chưa xong vì lúa đổ ngã. Máy gặt đã bó tay. Ngay như loại gặt đập liên hợp của ông Ba Toàn hiện đại, mua đến 450 triệu đồng cũng phải trùm mền khi gặp mưa kiểu này. Nhà nông đành chạy đi thuê nhân công giá 250.000 đồng/công, cao hơn máy gặt 50.000 đồng nhưng vẫn rất khó tìm. Giá công cắt lúa tăng theo lượng mưa lớn hay nhỏ từ 120.000 đồng tăng lên 220.000 – 300.000 đồng tùy theo lúa ngã và mực nước ứ động chân ruộng.

Ông Dương Văn Vân, ấp A Trung, xã thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự cho biết: Sang năm ông sẽ mở thêm vài cái lò sấy để phục nhu cầy sấy lúa của bà con. Năm nay chỉ có 1 lò, công suất 5 tấn/8 giờ đồng hồ nên không giải quyết được bao nhiêu sản lượng. Xã Thường Thới Tiền này có rất nhiều lò sấy lúa hoạt động 24/24 nhưng vẫn quá tải so với sản lượng lúa của bà con đã và đang thu hoạch.

Không chỉ ở Đồng Tháp mà hầu hết diện tích lúa HT của nông dân trong khu vực đã thu hoạch trong vòng 10 ngày qua đều chung số phận. Tại Bạc Liêu, áp thấp nhiệt đới mấy ngày qua đã làm trên 100ha lúa HT tại huyện Hồng Dân ngả nghiêng sát đất, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Ngoài ra, khoảng 8.976ha diện tích lúa HT đang chuẩn bị thu hoạch gặp vấn nạn khan hiếm nhân công cắt lúa.

Lạy trời cho... huề vốn

Mưa, áp thấp đã đành,  ở Tân Hộ Cơ lại thêm cảnh không có thương lái mua lúa ướt. Và thế là hàng trăm tấn thóc ướt được nhà nông đổ xá hai bên đường rồi phủ cao su che mưa hoặc vào bao chất đống phủ cao su chờ nắng. Mưa kéo dài thêm xem như vụ HT này lỗ– ông Trương Hoàng Nam, Phó Chủ tịch xã Tân Hộ Cơ nói.

Trên cánh đồng huyện Hồng Ngự may mắn hơn vì có thương lái mua lúa ướt là nhờ gần kênh thủy lợi. Ông Nguyễn Văn Thắng, ấp A Trung, xã thường Thới Tiền nói: Hơn 30 tấn lúa vừa chuyển từ ngoài đồng vào phải bán lúa ướt với giá 3.000 đồng/kg. Với giá này thì không có lãi nhưng không thể trữ lại chờ nắng trời. Còn chọn phương án chở đi mướn sấy tăng thêm chi phí 200.000 đồng/tấn càng hụt hơi vì lúa khô đang đứng mức giá 3.800 đồng/kg đối giống chất lượngc ao, lúa thơm Jasmine thì chỉ có 4.100 - 4.200 đồng. Với giá hiện tại mới bằng giá thành sản xuất, còn chuyện lãi 30% nằm mơ cũng chưa thấy - ông Văn nói.

Theo Cục Trồng trọt, ĐBSCL hiện đã thu được khoảng 300.000 ha/1,6 triệu ha lúa HT, năng suất 4,3 tấn/ha. Trong những ngày qua mưa, áp thấp liên tục làm lúa đổ ngã, thu hoạch và phơi sấy rất khó khăn.

Để đảm bảo nông dân trồng lúa có lợi nhuận 30%, tại hội nghị sơ kết vụ lúa HT, kế họach SX thu đông và vụ mùa năm 2009 tại Hậu Giang (14/7), Thứ trưởng Bộ NN – PTNT Bùi Bá Bổng cho biết, sẽ đề xuất Chính phủ đưa ra giá sàn bảo hiểm cho lúa vụ HT là 3.800 đồng/kg.

Trong khi đó, ở Vĩnh Long lò sấy cũng không phát huy được gì - ông Mai Hoàng Nam, Chủ nhiệm CLB Khuyến nông xã Hòa Hiệp, Tam Bình cho biết: Lò sấy của CLB có công suất 2 tấn/mẻ nhưng chỉ phục vụ chủ yếu cho việc sấy lúa giống, còn nếu làm dịch vụ thì không đủ sức vì công suất nhỏ. Ông Nguyễn Văn Diễm, xã Trung Hiệp, Vũng Liêm đã đầu tư hơn 40 triệu đồng làm lò sấy nhưng chỉ hoạt động cầm chừng vì sấy lúa không có lời nên đã gần 2 năm nay lò sấy “trùm mền”. Vào mùa mưa, một số bạn hàng tìm đến nhưng vì giá chỉ có 150.000 đồng/tấn, tính ra không lời nên lò sấy được dùng làm...nhà kho. Còn ở huyện Trà Ôn, Vĩnh Long trước có khoảng 70 lò sấy các loại nhưng hiện chỉ còn không đến 20 lò còn hoạt động.

Thống kê sơ bộ từ các Sở NN- PTNT, ĐBSCL có hơn 6.000 máy sấy lúa, đáp ứng khoảng 40% sản lượng lúa HT. Tuy nhiên, do nhận thức của người dân và khả năng thu hồi vốn thấp, các máy sấy lúa 1 năm chỉ hoạt động 30 – 45 ngày/năm nên việc đầu tư máy sấy lúa vẫn chưa phát triển. Chính sự thờ ơ của nhà nông về máy sấy lúa nên bước vào vụ thu hoạch gặp cảnh mưa dầm, chuyện sấy lúa mới “nóng” lên thì đã muộn và hậu quả nhà nông phải gánh là chất lượng hàng hóa sẽ thấp, thua lỗ. Cái nhà nông trên vựa lúa đang “cầu trời” giá lúa đừng xuống nữa thì may ra mới thu hồi được vốn.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm