| Hotline: 0983.970.780

Hậu cần cánh đồng lớn

Thứ Sáu 01/08/2014 , 10:15 (GMT+7)

Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP) do WB tài trợ, với tổng vốn đầu tư 82,9 triệu USD. Có 5 tỉnh, thành vùng ĐBSCL sẽ được hưởng lợi từ dự án này.

Từ nguồn vốn đầu tư không hoàn lại do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, hàng chục HTXNN ở các tỉnh, thành ĐBSCL đã được trang bị các loại máy móc hiện đại, công nghệ sau thu hoạch phục vụ SX… nhằm phát triển cánh đồng lớn (CĐL) và làm dịch vụ với giá ưu đãi cho xã viên.

Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP) do WB tài trợ, với tổng vốn đầu tư 82,9 triệu USD; trong đó vốn tài trợ cho Tiểu hợp phần A2 tại ĐBSCL là 7 triệu USD. Có 5 tỉnh, thành trong vùng được hưởng lợi từ dự án này gồm: Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang và Long An. Đối tượng mà dự án hướng tới là nông dân liên kết làm ăn trong HTX nông nghiệp, CĐL…

Mục tiêu của Dự án tại Tiểu hợp phần A2 là phát triển các phương thức SX bền vững. Theo đó, ACP sẽ hỗ trợ đầu tư đồng bộ cho một số mô hình CĐL thông qua HTX gồm máy san phẳng mặt ruộng bằng tia laser, máy gặt đập liên hợp (GĐLH), hệ thống lò sấy lúa công suất 40 tấn/mẻ và nhà kho trữ lúa với sức chứa từ 500 - 1.000 tấn.

Dự kiến sẽ có khoảng 10.000 ha lúa thực hiện CĐL thuộc 20 HTXNN ở các tỉnh, thành nói trên được hỗ trợ.

Tại Kiên Giang, trong số 5 HTX được tỉnh đề xuất tham gia dự án thì có 4 HTX đủ điều kiện được ACP lựa chọn triển khai thực hiện gồm: Tân Thành (huyện Hòn Đất), Thạnh Hòa (Châu Thành), 3A và 4A (Tân Hiệp). Đến nay, các HTX nói trên đã nhận được 4 máy GĐLH đưa vào hoạt động, được đầy tư xây dựng 4 lò sấy và 3 nhà kho sức chứa 1.000 tấn (HTX 4A không có nhà kho).

Ông Nguyễn Minh Hải, Giám đốc HTXNN kênh 4A cho biết, HTX có 530 hộ xã viên, đất canh tác lúa 730 ha, năng suất đạt 20 tấn/ha/3 vụ/năm, với doanh thu khoảng 100 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, do không có điều kiện sấy khô, tồn trữ nên phần lớn nông dân phải bán lúa tươi với giá thấp trong thời điểm thu hoạch rộ.

ThS Hoàng Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm KN-KN Kiên Giang cho biết, Trung tâm đã mở lớp huấn huấn để giúp các HTX vận hành, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị do ACP đầu tư. Ngoài ra, còn tổ chức xây dựng CĐL ở các địa phương, tập huấn áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến như "1 phải 5 giảm" để giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận…

“ACP đầu tư máy GĐLH, lò sấy đã giúp cho HTX tăng thêm dịch vụ phục vụ xã viên, cũng như có điều kiện mở rộng diện tích CĐL. Đặc biệt là nông dân có điều kiện thu hoạch, sấy khô mang về nhà tạm trữ chờ giá tốt mới bán nên lợi nhuận sẽ cao hơn và giảm bớt sức ép cho thị trường tiêu thụ”, ông Hải phấn khởi nói.

Tương tự, tại kênh 3A, vụ ĐX 2013- 2014, riêng máy GĐLH do ACP đầu tư đã giúp thu hoạch được 100/750 ha lúa của HTX. Hiện nông dân đang thu hoạch lúa HT, máy của HTX làm không hết việc.

Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc HTXNN kênh 3A vui mừng cho biết: “Chỉ riêng dịch vụ máy GĐLH trong vụ đầu tiên đã đang lại doanh thu khoảng 200 triệu đồng, trừ chi phí còn lợi nhuận 50 triệu. Đây là nguồn thu rất lớn cho HTX.

Khi vận hành đồng bộ cả hệ thống lò sấy, kho chứa nguồn thu sẽ còn lớn hơn rất nhiều. Nhưng cái lợi lớn hơn là xã viên không phải thấp thỏm mỗi khi vào thụ hoạch, phải bán lúa tươi giá rẻ do bị thương lái ép giá…”.

Ông Đặng Minh Cường, Giám đốc ACP cho biết: "Trong 7 triệu USD của Tiểu hợp phần A2 tại ĐBSCL, chúng tôi chú trọng đến đầu tư trang bị máy móc SX hiện đại như máy làm phẳng mặt ruộng bằng tia laser giúp cho nông dân chủ động tưới tiêu, canh tác lúa được dễ dàng và hiệu quả hơn. Đặc biệt là công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch được trang bị đồng bộ để giảm tổn thất, nâng cao chất lượng lúa gạo.

Đồng thời giúp nông dân có thể chủ động tạm trữ trong thời gian dài, vừa giúp giảm tải cho thị trường, vừa để chờ khi có giá tốt mới bán nhằm tăng thêm lợi nhuận. Chi phí đầu tư đồng bộ các trang thiết bị, công nghệ cho một HTX khoảng 3,5 tỷ đồng theo hình thức “chìa khóa trao tay”, địa phương chỉ lo mặt bằng để các đơn vị thi công".

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.