| Hotline: 0983.970.780

Hậu Giang: Đậu rồng trên nọc cây

Thứ Ba 15/07/2014 , 08:57 (GMT+7)

Bình quân, thương lái mua tại nhà 10.000 đ/kg. Nếu giá ổn định anh Nhiều lãi được khoảng 5 triệu đ/tháng.

Nhận thấy trồng đậu rồng leo giàn khó hái và tốn nhiều chi phí làm giàn, thời gian sử dụng ngắn, anh Hồ Văn Nhiều ở ấp Thạnh Lợi A, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A mạnh dạn trồng đậu rồng trên nọc cây.

Đậu rồng anh trồng là giống Tứ Quý cho trái quanh năm, trồng từ tháng 2 - 3 ÂL kéo dài đến Tết. Khi cây tàn (hết cho trái) thì cắt bỏ gốc (dưới gốc đậu rồng có củ) chờ đến mùa vụ sau, bón phân tưới nước, cây phát triển lại và cho trái.

Với 3 công đất, anh Nhiều mua 900 cây nọc tre lục bình (3.500 đ/cây), cắt nọc dài khoảng 2,5 m/cây cắm xuống đất, khoảng cách mỗi nọc 2,5 m. Xới đất, chọc lỗ tỉa hạt (mỗi lỗ 2 hạt) sát gốc nọc cây, tưới nước cho hạt nứt nanh nảy mầm. Sau 2,5 tháng, cây ra hoa kết trái và cho thu hoạch kéo dài.

Hiện tại, cứ cách ngày anh hái được khoảng 200 kg đậu rồng. Bình quân, thương lái mua tại nhà 10.000 đ/kg. Nếu giá ổn định anh lãi được khoảng 5 triệu đ/tháng.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất