| Hotline: 0983.970.780

Hậu Giang ký 11 thỏa thuận hợp tác sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản

Thứ Tư 12/12/2018 , 15:36 (GMT+7)

Diễn đàn do UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ tổ chức và Tạp chí Nhà Quản Lý tổ chức. Tham dự diễn đàn có các đại biểu là nhà khoa học, nhà quản lý, lãnh đạo các công ty...

Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang bắt tay ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn GEUMSAN (Hàn Quốc)

Sáng 12/12, tại TP Vị Thanh, trong khuân khổ Diễn đàn kinh tế xanh 2018 – Hậu Giang xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp định hướng thị trường trên nền tảng Logistics, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đã ký kết 11 thỏa thuận hợp tác đầu tư, phát triển sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản với các công ty, doanh nghiệp trong nước, cùng 2 đơn vị đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc.

Diễn đàn do UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ tổ chức và Tạp chí Nhà Quản Lý tổ chức. Tham dự diễn đàn có các đại biểu là nhà khoa học, nhà quản lý, lãnh đạo các công ty, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Theo đó, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đã ký thỏa thuận xúc tiến xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp sang thị trường Trung Quốc với đại diện Hiệp hội Nông nghiệp Trung Quốc - ASEAN; Ký biên bản triển khai thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn GEUMSAN (Hàn Quốc); Ký thỏa thuận nghiên cứu đầu tư nhà máy chế biến rau, củ quả với Lavi Farm; Ký thỏa thuận nghiên cứu đầu tư ngôi nhà khởi nghiệp xanh với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ; Ký kết nghiên cứu đầu tư khu công nghiệp chế biến sâu với Cty CP Green Logistics; Ký kết nghiên cứu đầu tư phát triển vùng trồng liên kết nguyên liệu rau củ quả với Cty CP Nông trường xanh (Green Farm); Ký thỏa thuận đầu tư Trung tâm hỗ trợ nông dân với Lavi Farm; Ký thỏa thuận nghiên cứu đầu tư hệ thống đào tạo nguồn nhân lực Green EDU.

Cùng ngày, Báo Hậu Giang, Tạp chí Nhà Quản Lý và Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ đã ký hợp tác phát triển truyền thông; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) Chi nhánh tỉnh Hậu Giang ký thỏa thuận hợp tác về tín dụng, thanh toán và các lĩnh vực khác với lãnh đạo 8 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh; Cty Lavi Food ký hợp đồng hợp tác thu mua nông sản với Hợp tác xã Hậu Giang Yên Bình An…

Phát biểu tại diễn đàn, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho rằng, tỉnh có những lợi thế chiến lược trong phát triển về nông nghiệp, với trên 140.000 ha đất nông nghiệp, sản phẩm chủ lực là lúa gạo, thủy sản, cây ăn trái, mía đường… Tuy nhiên, việc liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị các mặt hàng nông sản chưa thực sự phát triển, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 vào trong sản xuất và phát triển về hệ thống logistics trong chuỗi giá trị nông sản ở Hậu Giang vẫn còn là tiềm năng...

Agribank Chi nhánh tỉnh Hậu Giang ký thỏa thuận hợp tác về tín dụng, thanh toán và các lĩnh vực khác với lãnh đạo 8 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh

Chia sẻ thông tin về phát triển nông nghiệp trong 10 năm qua, ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng vụ Nông nghiệp Nông thôn - Ban Kinh tế Trung ương, cho biết, nông nghiệp Việt nam đã chuyển mạnh từ nhỏ lẻ sang sản suất hàng hóa lớn, áp dụng khoa học công nghệ giúp tăng trên 30% giá trị gia tăng, tăng thu nhập cho nông dân. Trong đó, có nhiều mặt hàng chuyển biến rất nhanh như: rau quả, thủy sản, đồ gỗ…

Tuy nhiên, chúng ta cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như: nông nghiệp phát triển chưa bền vững, quy mô nhỏ, thiếu liên kết, chậm đổi mới tổ chức, khả năng chống chịu còn hạn chế, đầu tư ngân sách nhà nước cho nông nghiệp mới chỉ đáng ứng được khoảng 30% nhu cầu… Hệ thống logistics chưa phát triển, dẫn đến không chỉ chi phí cao mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nông sản do vận chuyển chậm.

Ông Lê Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ, Hậu Giang có hệ thống đường quốc lộ, đường sông, gần sân bay, cảng sông, cảng biển nên có lợi thế xây dựng nền tảng logistics liên kết vùng phục vụ phát triển nông nghiệp. Là tỉnh trẻ, lại giáp với TP Cần Thơ, trung tâm của ĐBSCL, Hậu Giang nên phát triển “nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái - hình thành các khu nông thị”, ông Thành đề xuất.

Tại diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng, bài toán chuỗi giá trị nông nghiệp phải luôn gắn chặt và có quan hệ hữu cơ với phát triển logistics. Chính logistics kém phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, đi kèm với mạng lưới đường bộ quá tải là một trong những nguyên nhân khiến giá thành sản xuất nông sản ở Việt Nam cao, khó cạnh tranh...

Các đại biểu tham gia diễn đàn bắt tay cam kết hợp tác thực hiện liên kết xanh

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm