| Hotline: 0983.970.780

Hậu Giang phấn đấu trở thành tỉnh khá của vùng ĐBSCL

Thứ Năm 15/10/2015 , 16:27 (GMT+7)

Đại hội chính thức khai mạc với sự tham gia của 320 đại biểu, đại diện cho trên 30.000 đảng viên thuộc 12 đảng bộ trực thuộc.

Sáng 15/10, tại Hội trường Tỉnh ủy, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã chính thức khai mạc với sự tham gia của 320 đại biểu, đại diện cho trên 30.000 đảng viên thuộc 12 đảng bộ trực thuộc.

Đại hội đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ, Hậu Giang sẽ trở thành tỉnh khá của vùng ĐBSCL.

Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đến dự và chỉ đạo đại hội.

Trong nhiệm kỳ qua (2010 - 2015), Hậu Giang đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển, với tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 61.560 tỷ đồng, tăng bình quân 12%/năm. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là 17.581 tỷ đồng, còn lại là vốn huy động của các thành phần kinh tế khác. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khá cao, 13,5%/năm, giá trị gia tăng bình quân đầu người năm 2015 đạt 36,5 triệu đồng/người, gấp 2,3 lần so với năm 2010, đạt mức trung bình của vùng ĐBSCL.


Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo đại hội

Về lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất tiếp tục phát triển khá toàn diện theo hướng bền vững, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo an ninh lương thực; Xây dựng nông thôn mới vượt kế hoạch; Nâng cao trình độ năng lực cán bộ, công chức và viên chức ở nông thôn đạt chuẩn, tăng cường cán bộ kỹ thuật nhất là lực lượng kỹ sư nông nghiệp về nông thôn, tính đến nay có 74/74 xã phường đã có tổ kỹ thuật, với tổng số 221 cán bộ.

Doanh thu bình quân trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt 87 triệu đồng/ha/năm, tăng 1,93 lần so với năm 2010; Thu nhập bình quân đầu người nông thôn đạt 26 triệu đồng/người/năm, gấp 2,6 lần so với 2010; Có 12/54 xã đạt 19 tiêu chí (22,2% số xã); các xã còn lại đạt từ 9 tiêu chí trở lên; đặc biệt có đơn vị thị xã Ngã Bảy là đơn vị đầu tiên đạt danh hiệu đơn vị "Thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới” vào tháng 10/2015.

“Tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, xây dựng nông thôn mới” với mục tiêu trong 5 năm tới (2016 - 2020) phấn đấu đạt: Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 3 - 3,5%; Thu nhập bình quân đầu người nông thôn từ 40 triệu đồng trở lên (gấp 1,5 lần so với năm 2015); Tỉ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sạch từ 70% trở lên (Nước hợp vệ sinh 95%); Hoàn thành chỉ tiêu 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số 28 xã (trên 50% tổng số xã), các xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên; Tỉnh có các sản phẩm nông sản chủ lực đạt chuẩn ATTP, hấp dẫn các nhà đầu tư và người tiêu dùng.

Tiếp tục phát huy hiệu quả chương trình “5 cây, 5 con” và 10 sản phẩm có nhãn hiệu hàng hoá, với vùng lúa chất lượng cao 32.000 ha; Ổn định và củng cố vùng chuyên canh cây mía 10.000 ha theo hướng cơ giới hoá; Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả 20.000 ha: cây có múi 15.000 ha, khóm Cầu Đúc 3.000ha và 2.000 ha cây khác theo yêu cầu thị trường, trong đó có 1.000 ha được ứng dụng công nghệ cao; Phát triển tổng đàn gia cầm, thuỷ cầm 5 triệu con theo hướng an toàn dịch bệnh, phù hợp tập quán chăn nuôi vùng ĐBSCL; Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản 5.000 ha theo hướng thâm canh…

Nhiệm kỳ 2015-2020, Hậu Giang phấn đấu trở thành tỉnh khá của vùng ĐBSCL. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân trên 7%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/người/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn từ 90.000 - 95.000 tỷ đồng.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Đinh Thế Huynh đánh giá cao và biểu dương những thành tựu quan trọng và khá toàn diện mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hậu Giang đạt được trong nhiệm kỳ qua. Đồng thời tán thành chủ đề của Đại hội là “Phát huy sức mạnh đoàn kết, tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh; huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế, xã hội nhanh và bền vững, nhất là nông nghiệp, nông thôn; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; phấn đấu đến năm 2020 Hậu Giang trở thành tỉnh khá của vùng ĐBSCL”.

Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp, Hậu Giang hiện vẫn còn là tỉnh nghèo, đi lên từ kinh tế nông nghiệp là chủ yếu; quy mô sản xuất nhỏ, hiệu quả thấp, sản xuất công nghiệp chưa như mong muốn, chưa có nhiều sản phẩm chất lượng cao; năng suất lao động, năng lực cạnh tranh còn thấp; chưa tạo được mối liên kết vững chắc giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

Ông Đinh Thế Huynh đề nghị các đại biểu tham gia Đại hội cần phát huy dân chủ, tinh thần trách nhiệm trước Đảng bộ, trước nhân dân, thảo luận, đánh giá đúng mức những thành tựu và hạn chế, khuyết điểm; phân tích làm rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, khuyết điểm, để đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, giải pháp mạnh mẽ, nỗ lực phấn đấu thực hiện với quyết tâm cao.

Trước hết cần phải tập trung cho sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, chất lượng tốt, gắn với công nghiệp chế biến để đủ sức cạnh tranh trên thị trường, nhằm không ngừng nâng cao giá trị sản xuất. Trong đó, chú ý đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ; mở rộng liên kết sản xuất, xây dựng hợp tác xã kiểu mới, xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Bàn kỹ giải pháp, chính sách thu hút đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tăng cường liên kết chặt chẽ với các tỉnh, thành trong vùng, các viện, trường, các nhà khoa học.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa một cách hài hòa. Tập trung phát triển công nghiệp theo hướng ưu tiên những ngành có nhiều lợi thế, trước hết là công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản. Coi trọng phát triển các ngành nghề truyền thống ở nông thôn.

“Một nhiệm vụ rất quan trọng của Đại hội là bầu ra Ban Chấp hành khoá XIII nhiệm kỳ 2015 - 2020. Nêu cao trách nhiệm trước Đảng bộ, trước nhân dân trong tỉnh, với tinh thần dân chủ, trách nhiệm và công tâm, khách quan, đề nghị các đồng chí sáng suốt lựa chọn bầu những đồng chí có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có năng lực tư duy và khả năng tổ chức thực hiện, có uy tín trong Đảng viên và quần chúng nhân dân vào Tỉnh ủy”, ông Đinh Thế Huynh chỉ đạo.

Đại hội làm việc đến hết ngày 16/10.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm