| Hotline: 0983.970.780

Hầu hết các bệnh nhân cấp cứu sau vụ cháy Carina Plaza đều bị bỏng đường hô hấp

Thứ Sáu 23/03/2018 , 11:53 (GMT+7)

Theo Báo cáo nhanh từ Sở Y tế TP.HCM đã có hơn 60 người cấp cứu ở nhiều BV khác nhau trên địa bàn TP do cháy chung cư cao cấp Carina Plaza (Quận 8).

Sau khi triển khai các xe cấp cứu từ trạm vệ tinh 115 từ đêm qua, sáng nay Sở Y tế TP.HCM đã thông tin nhanh về tình hình cấp cứu các nạn nhân trong vụ cháy chung cư cao cấp Carina Plaza khiến nhiều người tử vong.

11-26-50_hinh_2_-_benh_nhn_duoc_du_vo_cp_cuu_ti_benh_vien_nhi_dong_1
Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Nhi Đồng 1

Theo đó, Sở Y Tế TP.HCM đã huy động 8 xe cấp cứu từ các trạm vệ tinh 115 và bệnh viện. Đồng thời, chỉ đạo, điều phối việc cấp cứu tại hiện trường và theo dõi sát hoạt động cấp cứu tại các bệnh viện. Các nạn nhân vào cấp cứu tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Chợ Rẫy, Triều An, Bệnh viện Quận 6, Nhi đồng 1...

Ngay khi vụ hỏa hoạn xảy ra, PV Báo NNVN đã có mặt ghi nhận tình hình các nạn nhân trong vụ cháy tại chung cư cao cấp tại một vài bệnh viện trên địa bàn thành phố.

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, đã tiếp nhận và cấp cứu 10 nạn nhân, trong đó 1 trường hợp nặng đang thở máy, 1 trường hợp đang theo dõi. Bác sĩ Phạm Thị Vân Thanh, Khoa Nội soi Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ: “10 bệnh nhân bị bỏng đường hô hấp rất nặng, hầu như bỏng hô hấp tới 100%. Các bác sĩ đã nội soi để hút khói bụi đường hô hấp cho 5 bệnh nhân ngay từ 2h sáng, 3 bệnh nhân sẽ được xử trí hô hấp trong sáng nay để giải phóng đường thở. Bệnh nhân nặng nhất là nam thanh niên 35 tuổi, sau khi nội soi đang được hồi sức tích cực. Hiện các bệnh nhân đã được giải phóng 80% đường thở, thở máy theo dõi, sau đó tiếp tục nội soi kiểm tra”.

Đờm bệnh nhân khạc ra toàn màu đen

Bệnh viện Triều An, đến 6 h ngày 23-3, đã tiếp nhận cấp cứu 9 nạn nhân, 3 nạn nhân chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (1 trường hợp nặng, 2 trường hợp yêu cầu), 5 trường hợp ổn đã xuất viện, 1 trường hợp nhập viện khoa chấn thương chỉnh hình (theo dõi lún trượt cột sống do nhảy từ lầu 2).

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng Khoa Cấp cứu cho biết: Vào lúc 4h ngày 23/3, bệnh viện tiếp nhận 10 bệnh nhi, trong đó có 8 bệnh nhi tạm thời ổn định, 1 bệnh nhi đang thở oxy, 1 bệnh nhi cần hỗ trợ hô hấp (thở CPAP). Bệnh nhi nhỏ tuổi nhất mới 3 tháng tuổi, nặng nhất là 2 bé suy hô hấp được Bệnh viện Quận 6 chuyển đến Nhi đồng 1 trong tình trạng nguy kịch. Tất cả các bé đều bị ngạt khói, hít khói dẫn đến ngộ độc khí. Người nhà các bé cho biết, khi xảy ra cháy, các bé được người lớn bồng bế đưa ra ngoài hành lang để thoát ra ngoài nên bị hít phải khói, ngạt khói.

Bệnh viện Quận 6, tính đến hiện tại, tiếp nhận 27 trường hợp, trong đó: 3 trường hợp theo dõi tại Cấp cứu, 5 trường hợp nhập viện (2 trường hợp Khoa Nội, 3 trường hợp Khoa Ngoại), chuyển viện 10 trường hợp, cho về 9 trường hợp. Hiện tại xe cấp cứu của bệnh viện đang ứng trực tại hiện trường.




Các bệnh nhân trong phòng cấp cứu BV Nguyễn Tri Phương
11-26-50_hinh_1_-_benh_nhn_cp_cuu_ti_benh_vien_cho_ry
Bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy

BS.CKII Phan Văn Nghiệm – Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết: Hiện tại nhà xác bệnh viện đã tiếp nhận 8 nạn nhân chết cháy, trong đó 2 người đã xác định được danh tính, còn lại 6 nạn nhân chưa xác định được. Khi đưa vào cấp cứu, bệnh nhân trong tình trạng người cháy đen.

Còn trong khoa cấp cứu BV Nguyễn Tri Phương đang điều trị cho 10 nạn nhân, trong đó có 2 trẻ em. May mắn là hai em bé đã được người nhà nhanh trí dùng mọi biện pháp để khống chế khói, khi vào cấp cứu 2 bé sinh đôi này không bị ngạt đường thở và đã ổn định, được chuyển lên Khoa Nhi để các bác sĩ theo dõi chăm sóc và sẽ được xuất viện sớm. Bệnh viện đã phải huy động hơn 40 người từ bác sĩ, điều dưỡng, cho đến hộ lý để túc trực ở phòng cấp cứu, mỗi bệnh nhân cần 4-5 người chăm sóc.

Bé Lê Ngọc Mai Anh - nạn nhân trong vụ cháy


Ông Châu Minh 65 tuổi – là một Việt Kiều Mỹ sống tại tầng 2 của chung cư Carina Plaza cho biết: “Đang ngủ thì tôi thấy cúp điện cứ nghĩ là vài tiếng sẽ có điện lại. Nhưng khi tôi mở cửa ra thì khói xộc vô làm tôi choáng váng, đóng cửa lại. Lúc đó tôi nghĩ chuyến này chắc chết rồi. Sau đó tôi kiếm khăn và nhúng nước để chụm mặt vào để tránh khỏi. Khi mở cửa ra tôi gặp một phụ nữ đang kêu cứu, nhưng lúc đó có ai cứu đâu. Tôi và cô đó với một anh nữa chạy ra cửa thang rồi chạy xuống. Khói dữ lắm”.

Các bác sĩ khuyến cáo, trong trường hợp có hỏa hoạn, điều cần thiết nhất phải làm là tránh hít khói. Có thể dùng vật ướt chèn kín những khe cửa để ngăn khói không vào nhà gây tổn thương, mở toang những cửa không có khói vào. Lấy khăn nhúng nước và bịt kín mũi tránh khỏi vào đường thở. Nếu hành lang thông thoáng mới chạy ra hướng hành lang. Trường hợp bé bị ngạt khí gây thiếu ôxy não, ngưng tim ngưng thở thì cần được hồi sức cấp cứu hà hơi thổi ngạt.


Nhân chứng vụ cháy chung cư cao cấp Carina Plaza kể lại thời khắc sinh tử

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trận dông lốc kinh hoàng khiến hàng trăm hộ dân 'màn trời chiếu đất'

Bắc Kạn Rạng sáng ngày 18/4, dông lốc trên diện rộng làm hơn 580 ngôi nhà tại tỉnh Bắc Kạn hư hỏng, người dân và chính quyền địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm