| Hotline: 0983.970.780

Hầu hết các tỉnh có ban chỉ đạo NTM

Thứ Ba 28/12/2010 , 08:54 (GMT+7)

Đến cuối năm 2010, hầu hết các tỉnh đã thành lập được BCĐ và Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu QG xây dựng NTM.

Về chương trình xây dựng NTM, báo cáo của Bộ NN-PTNT đến cuối năm 2010, hầu hết các tỉnh đã thành lập được BCĐ và Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu QG xây dựng NTM.

Đã có 34 tỉnh thành lập xong BCĐ cấp huyện và 20 tỉnh thành lập xong BCĐ cấp xã. Ngoài 11 xã điểm trên cả nước, đã có 60 tỉnh chọn xã điểm để nhân ra diện rộng (đa số 3-4 xã/tỉnh). Đến nay, 100% số tỉnh đã triển khai việc rà soát đánh giá thực trạng NTM, trong đó 28 tỉnh đã hoàn thành. Trong năm 2011, nhu cầu vốn cho chương trình xây dựng NTM cả nước dự kiến sẽ trên 31 nghìn tỉ đồng, trong đó riêng vốn dành cho quy hoạch khoảng 1,6 nghìn tỉ đồng và 20 nghìn tỉ đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng...

Liên quan đến chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo cần phải tránh tư tưởng ỷ lại, xem xây dựng NTM giống như một dự án dành cho một xã, mà cần phải lấy nông thôn làm chủ thể và vận động nội lực của dân. Đồng thời, phải chủ trương lồng ghép các chương trình mục tiêu QG khác vào việc xây dựng NTM, bởi kinh phí TƯ là có hạn. “Chúng ta cứ quy hoạch xây dựng NTM cho một xã tới 200 tỉ đồng, vậy khi nhân rộng xây dựng NTM, đến năm 2020 phải có 20% xã đạt NTM thì kinh phí TƯ lấy đâu ra? Cần phải tránh tư tưởng xã trông chờ vào huyện, huyện trông chờ vào tỉnh, tỉnh lại trông chờ vào TƯ. Mà TƯ thì thực ra lại trông chờ vào thuế của nông dân thôi!” – Phó Thủ tướng phân tích. 

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng

 

“Chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Nghị quyết TƯ 7 đã rất cụ thể rồi, vấn đề bây giờ là tổ chức lực lượng thực hiện thế nào cho tốt mà thôi. Giai đoạn trước mắt phải tiếp tục làm tốt vấn đề an sinh xã hội và đảm bảo đời sống cho người dân. Đặc biệt phải chú trọng vấn đề đào tạo cho lao động khu vực nông thôn, đồng thời với việc đưa DN về nông thôn trên cơ sở một quy hoạch tổ chức SX hợp lí. Bởi không có DN về nông thôn thì SXNN không bao giờ lớn, hiện đại và nâng được giá trị SX cả. Làm được như vậy, chúng ta mới có điều kiện chuyển dịch được cơ cấu LĐ tại nông thôn. Chính phủ đặt nhiệm vụ, đặc biệt cho ngành NN-PTNT làm sao đến năm 2020, cứ 3 LĐ nông thôn như hiện nay thì phải rút được 2 ra khỏi lĩnh vực SXNN”. 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hồ Xuân Hùng:

“Thuận lợi lớn nhất trong giai đoạn đầu xây dựng NTM là chúng ta đã có chính sách chủ trương đúng đắn và nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Nông thôn Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm truyền thống xây dựng. Cái đáng lo nhất trong giai đoạn tiếp theo là tư tưởng nóng lòng của nông dân cũng như các địa phương. Còn cái đáng lo nhất là đô thị hóa có thể phá vỡ nông thôn, và nông thôn đang thiếu và khó giữ lực lượng thanh niên trẻ. Bởi làm NTM không thể mãi trông vào người già. 

Ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh:

“Làm NTM không nên áp đặt hoàn thành tiêu chí nào trước, tiêu chí nào sau, mà địa phương nào có thế mạnh cái gì thì tập trung hoàn thành xong tiêu chí đó trước, không nhất thiết cứ phải xây dựng cơ sở hạ tầng như nhiều địa phương hiện nay. Về vốn, chủ trương của chúng tôi xây NTM phải phấn đấu đạt 60% kinh phí từ dân, còn TƯ và tỉnh, huyện chỉ 40% chứ không trông hoàn toàn vào TƯ. Quy hoạch NTM cũng phải gắn với việc phòng ngừa thiên tai và bão lụt để đảm bảo dân sinh cho dân”.

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.

Bình luận mới nhất