| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 28/05/2017 , 06:34 (GMT+7)

06:34 - 28/05/2017

Hãy chặn ngay chuyện thương lái ngoại thu mua dứa non!

Vài tuần nay, tại một số địa phương, nhất là ở Thanh Hóa, đã có hiện tượng một số thương lái Trung Quốc ồ ạt kéo tới những vùng dứa nguyên liệu để mua dứa non, kể cả hoa dứa chưa đậu quả.

Bao nhiêu họ cũng mua hết, với giá cao ngất ngưởng, từ 3.000 đồng đến 4000 đồng/kg lúc đầu, họ nâng dần lên 8.900 đồng đến 9.200 đồng/kg. Rất nhiều hộ trồng dứa, vì hám lợi, đã bẻ dứa non đem bán. Mỗi ngày, có cả ngàn tấn dứa non được chở đi từ các vùng dứa nguyên liệu. Cứ tình hình này, thì rồi đây nhiều nhà máy chế biến dứa sẽ phải đóng cửa vì không có nguyên liệu.

Việc thương lái Trung Quốc thu mua nông sản một cách “bất thường”, xưa nay, đã diễn ra rất nhiều: Từ rễ hoa hồi, râu ngô non (khi bắp ngô chưa làm hạt) đến cau non, chanh non, hoa cà phê, hoa thanh long, đỉa... Họ thu mua để làm gì? Không ai biết. Nhưng có một câu hỏi được đặt ra: Phải chăng mục đích của việc thu mua đó là nhằm phá hoại, nhằm triệt phá nền sản xuất của ta? Rất nhiều vùng nguyên liệu của ta đã trở nên kiệt quệ, sau mỗi “cơn bão” của họ quét qua. Và hoàn toàn không phải họ thu mua những thứ đó để đổ đi. Thương vụ nào họ cũng thu lãi đậm.

Cái “mánh” của họ là: Khi đã thu mua được một lượng hàng nhất định nhờ “đẩy” giá lên thật cao. Khi các thương lái Việt hám lợi, đổ xô đi mua thứ hàng đó về tích trữ, với hy vọng bán được cho họ, thì lúc đó họ bí mật tung lượng hàng đã thu gom được trước đó, ra bán cho các thương lái Việt, với giá còn cao hơn. Và khi đã “đẩy” được hết số hàng đó, ôm được một cục lãi, thì họ buông tay, bỏ mặc các thương lái Việt ngồi ôm một núi hàng, một núi tiền nợ Ngân hàng mà không biết dùng làm gì, không biết bán cho ai. Rất nhiều thương lái Việt đã mất nghiệp trong những thương vụ đó. Không phải chúng ta không biết cái “mánh” đó của họ, mà thậm chí ta còn biết quá rành, quá sâu. Nhưng tại sao ta vẫn mắc?

Câu trả lời là: Chỉ vì ham lợi trước mắt, nên đã “tham bát bỏ mâm”. Người dân thì ham giá cao nên đã thẳng tay, dù nông sản chưa đến ngày thu hoạch. Thương lái Việt vì ham lợi mà lao vào gom hàng, hoàn toàn không biết đó chính là những cái bẫy do các thương lái Trung Quốc giăng ra.

Một câu hỏi nữa được đặt ra, là mỗi khi có hiện tượng các thương lái Trung Quốc ồ ạt kéo đến một địa phương để thu mua một loại nông sản hay thực phẩm nào đó một cách bất thường, thì cơ quan có thẩm quyền và cơ quan chức năng địa phương đó ở đâu, mà không kịp thời có biện pháp ngăn chặn? Đã có không ít trường hợp khi thương lái Trung Quốc đã hoành hành cả tháng rồi, mà khi được báo chí hỏi, người đứng đầu chính quyền mới ngơ ngác: "Thế à ? Tôi chưa nghe phản ánh. Để tôi cho kiểm tra lại...”.

Hãy tỉnh táo, cảnh giác trước những hiện tượng thu mua bất thường của các thương lái Trung Quốc. Lời khuyên đó, các chuyên gia đã đưa ra không phải chỉ một lần.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm