| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 27/03/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 27/03/2018

Hãy công nhận anh Trần Văn An là liệt sỹ!

Trong số 13 người chết trong vụ cháy ở chung cư Carina Plaza (TP Hồ Chí Minh) ngày 23/3/2015, có một bảo vệ. Đó là anh Trần Văn An, 43 tuổi.

Nhiệm vụ của bảo vệ là trực tại chốt bảo vệ ở tầng 1, để giữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ tài sản cho toàn bộ cư dân trong tòa nhà. Trong trường hợp nhà bị cháy, bảo vệ chỉ cần gọi điện báo cháy rồi rời xa chỗ cháy, tiếp tục theo dõi để đề phòng kẻ gian nhân vụ cháy xông vào hôi của, là hoàn thành nhiệm vụ vào an toàn tính mạng, chẳng ai có thể phê bình các anh. Nhưng bảo vệ Trần Văn An đã không làm thế.

Thấy ngọn lửa đang đe dọa tính mạng của hàng trăm con người, anh đã cùng với hai đồng nghiệp là Lê Gia An và Nguyễn Thanh Sang xông vào trong lửa, bất chấp hiểm nguy. Và sau khi đã hỗ trợ và cứu được hơn 40 cư dân của tòa nhà, thì anh Trần Văn An đã vĩnh viễn nằm lại do ngạt khói. Sự ra đi của anh đã khiến toàn xã hội xúc động. Mấy ngày nay, trên báo chí và trên mạng xã hội tràn ngập những lời ca ngợi hành động nghĩa cử “vì nhân dân quên mình” của anh. Hàng trăm người dân, cả quen biết lẫn không quen biết, đã đến tiễn đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng.

Trong 4 thứ được người đời coi là “giặc” (thủy, hỏa, đạo, tặc) thì giặc lửa đứng thứ nhì, nhưng nói về mức độ nguy hiểm, thì giặc nào cũng nguy hiểm như nhau, đều tàn phá về vật chất và tước đoạt mạng sống của con người. Những người do chiến đấu với giặc ngoại xâm, giặc nước, giặc lửa để bảo vệ tính mạng của nhân dân mà hy sinh thân mình, thì sự hy sinh của họ đều có ý nghĩa như nhau, đều đáng được ghi nhận như nhau.

Những chiến sỹ chống giặc ngoại xâm, khi hy sinh để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân, đều được Nhà nước công nhận là liệt sỹ, được tặng bằng “Tổ quốc ghi công”, được mai táng trong các nghĩa trang liệt sỹ, và thân nhân của họ được hưởng những chính sách ưu đãi. Điều đó là đương nhiên. Nhưng còn những người như anh Trần Văn An thì sao? Rõ ràng khi xông vào chiến đấu với “giặc lửa” đang ngùn ngụt cháy, anh biết rất rõ là sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Và sẽ chẳng ai phê bình hay khiển trách anh nếu anh cũng như tất cả những cư dân khác trong tòa nhà, tìm cách tránh xa đám cháy để bảo toàn cho bản thân mình.

Thế nhưng anh đã không hề tính toán, đã xả thân, đã xông vào nơi nguy hiểm để cứu người, và đã hy sinh. Sự hy sinh của anh đã được ghi nhận bằng những con số cụ thể, đó là hỗ trợ và cứu được trên 40 người. Anh có xứng đáng được công nhận là liệt sỹ hay không? Đã có rất nhiều người đặt ra câu hỏi này. Câu hỏi đó, cũng chính là nguyện vọng của không ít người dân. Nguyện vọng đó là hoàn toàn chính đáng. Hãy công nhận anh Trần Văn An là liệt sỹ!

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm