| Hotline: 0983.970.780

Hãy để lá ngón nằm yên trong văn chương

Thứ Bảy 01/06/2019 , 07:01 (GMT+7)

Tại buổi tiếp xúc Đại biểu Quốc hội, một cử tri Hà Nội cho rằng, xử lý tử tội bằng cách tiêm thuốc độc như hiện nay rất tốn kém vì số lượng tử tội không nhỏ.

Đồng thời, để tiết kiệm ngân sách, cử tri này mạnh dạn đề xuất: “Tại sao chúng ta không dùng phương pháp rất đơn giản và hiệu quả nhất là lá ngón. Dùng lá ngón, hình phạt tự tử tù phải ăn, chỉ cần 11 lá ngón là thi hành án xong rồi”. Ai nghe qua cũng bật cười. Thế nhưng, xử lý tử tội bằng lá ngón, có phải chuyện đùa không?

12-27-39_cy_l_ngon
Lá ngón còn có tên là đoạn trường thảo trong các tài liệu y học phương Đông!

Trước hết, phải khẳng định, đề xuất của cử tri Hà Nội xuất phát từ động cơ tốt đẹp, hướng đến lợi ích chung cho cộng đồng. Bởi lẽ, theo giải thích có vẻ hợp tình hợp lý thì tiêm thuốc độc phải chi ra rất nhiều tiền, mà lượng tử tù tồn đọng tương đối lớn gây nghi ngờ xã hội.

Lá ngón vốn mọc dại ở vùng Tây Bắc, có thể trưng dụng để thay thế! Tuy nhiên, trên thực tế, vị cử tri Hà Nội chân thành ấy cũng như phần lớn người Việt Nam, chưa từng biết đến lá ngón có hình dạng ra sao. Vì vậy, ý tưởng dùng lá ngón để khỏi phải dùng thuốc độc, dù rất đột phá nhưng không thể dễ thực thi.

Với sự phân tích của y học hôm nay, thì lá ngón có khả năng giết người vì có chứa chất alkaloid. Mỗi cây đoạn trường thảo đều có chất alkaloid từ gốc đến ngọn. Thành phần alkaloid đậm đặc nhất nằm ở rễ và lá của đoạn trường thảo. Do chẳng mấy ai đào rể để uống, nên độc tính của đoạn trường thảo được quy kết ở… lá.

Chất alkaloid trong lá ngón được hấp thu rất nhanh qua đường tiêu hóa. Chỉ cần khoảng thời gian 30 phút thì người ăn lá ngón không thể nào cứu chữa. Y học hôm nay đã chứng minh thành phần alkaloid trong lá ngón là những hợp chất hữu cơ có chứa dị vòng nitơ, có tính bazơ.

Chất alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể con người và động vật, nhất là đối với hệ thần kinh. Lượng alkaloid chiết suất từ 3 lá ngón cũng đủ để lấy đi tính mạng một con người có thể trạng vạm vỡ!

Cử tri Hà Nội bảo “chỉ cần dùng 11 lá ngón là xong” hoàn toàn đúng về mặt… dùng độc. Thế nhưng, thi hình án tử hình mà dùng đến lá ngón thì buồn cười quá. Đứng trên góc độ thiện chí lắng nghe ý kiến cử tri, ông Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội, chia sẻ: "Có thể thấy chi phí cho mỗi ca tử hình bằng tiêm thuốc độc tốn kém và lượng tử tù hiện tồn đọng còn nhiều nên cử tri Hà Nội lo lắng, đề xuất dùng lá ngón để bắt tử tù tự phải ăn cho tiết kiệm, nhanh chóng.

Với đề xuất này, chúng ta rất hoan nghênh, ghi nhận nhưng các nhà khoa học, cơ quan quản lý sẽ cần phải xem xét rất kỹ càng, thậm chí, có thể xây dựng các nghiên cứu, đánh giá cụ thể, toàn diện, khách quan để xem có thể áp dụng hay không áp dụng. Tuy nhiên, khi đưa lá ngón vào áp dụng để tử hình tử tù lại khác, bởi phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, tính nhân văn, nhân đạo.

Chưa kể, nhiều vấn đề khác cũng được đặt ra là nếu dùng cho tử tù thì bao nhiêu lá cho đủ, các lá dùng như thế nào, lá to hay lá nhỏ, lá non hay già và các khu vực không có lá ngón phải làm thế nào, bào chế chất độc từ đây ra sao... để có thể gây ra cái chết cho tử tù. Thậm chí, cũng phải đặt ra trường hợp, nếu tử tù ăn lá ngón mà không chết, vẫn sống thì tính thế nào... Do đó, chúng ta không nên áp dụng ngay theo đề xuất này mà cần có nghiên cứu, đánh giá cụ thể".

Đành rằng, tử tội là đối tượng phải loại bỏ khỏi cuộc sống nhân quần, nhưng xu hướng đối xử nhân đạo với tử tội cũng được thay đổi dần theo thời gian.

Ở nước ta, việc xử lý tử tội bằng hình thức đưa ra pháp trường xử bắn đã được chuyển sang hình thức tiêm thuốc độc. Cách này nhân văn hơn và ít gây hoảng loạn cho tử tội cũng như thân nhân của tử tội. Có điều, thuốc độc luôn nằm trong danh sách khống chế kỹ lưỡng của các hãng dược phẩm và được cộng đồng quốc tế giám sát rất chặt chẽ. Mỗi liều thuốc độc để tiêm cho tử tội vẫn có giá tiền khoảng 100 triệu đồng.

Nếu thay thuốc độc bằng lá ngón thì sẽ ra sao? Rẻ hơn ư? Chưa chắc, vì việc tìm kiếm lá ngón không đơn giản. Ngược lại, đưa lá ngón cho tử tội ăn thì… khác gì kéo dài thêm sự sợ hãi. Ngay tại Trung Quốc, khái niệm về đoạn trường thảo phổ biến hơn lá ngon ở Việt Nam, thì họ cũng không áp dụng với tử tội. Nếu dùng lá ngón mà giảm được tử tội thì… may mắn cho chúng sinh.

Thế nhưng, hãy nhớ rằng, phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, phòng cháy luôn tốt hơn chữa cháy. Vấn đề là phải có biện pháp răn đe và biện pháp chấn chỉnh để đất nước càng ngày càng ít tội phạm hơn, chứ không thể để phát sinh nhiều tử tội rồi cầu viện… lá ngón!

Nói đi phải nói lại, hình ảnh lá ngón sở dĩ phổ biến cả nước vì câu chuyện lá ngón từng được nhà văn Tô Hoài đưa vào tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” giảng dạy trong trường học. Hình ảnh lá ngón xuất hiện ba lần trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” thông qua nhân vật Mị. Sự khốn khổ, sự bế tắc khiến một cô gái vùng cao xinh đẹp và lương thiện như Mị phải nghĩ đến lá ngón để kết thúc số phận đắng cay của mình.

Cách đây hơn 60 năm, nhà văn Tô Hoài viết: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Bây giờ, thời đại đã khác, hãy cứ để lá ngón nằm yên trong văn chương, chứ đừng đưa lá ngón ra đời thường.

(Kiến thức gia đình số 22)

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm