| Hotline: 0983.970.780

Hãy sử dụng 'bảo mẫu công nghệ' đúng cách!

Thứ Bảy 30/05/2020 , 15:40 (GMT+7)

Không gian mạng giúp trẻ em học tập và kết nối với gia đình hiệu quả, nhất là dịp giãn cách xã hội. Tuy nhiên, sử dụng Internet nhiều là hiểm họa với trẻ em...

Các bậc cha mẹ dành thời gian để cùng con chia sẻ cách khai thác những lợi ích của mạng xã hội thì cũng rất tốt. Ảnh: Minh Sáng.

Các bậc cha mẹ dành thời gian để cùng con chia sẻ cách khai thác những lợi ích của mạng xã hội thì cũng rất tốt. Ảnh: Minh Sáng.

Đồng hành cùng con

Cứ sau 19 giờ, khi cả gia đình đã hoàn tất bữa ăn tối, vợ chồng chị Hà Thị Thanh (P. Hiệp Bình, Thủ Đức, TP.HCM) lại quây quần cùng hai con nhỏ xem các chương trình hoạt hình có lồng ghép dạy tiếng Anh trên kênh YouTube. Mục đích thông qua các hình ảnh hoạt hình sinh động đó, các con của chị có thể nắm bắt dần từ ngữ tiếng Anh theo phản xạ tự nhiên và gần gũi với từng nhóm chủ đề khác nhau.

Chị Thanh tâm sự: “Qua kênh này, trong dịp giãn cách xã hội vừa qua mẹ con tôi còn tham khảo được cách nấu ăn, may vá, thêu thùa, nghe nhạc, xem phim khá thú vị.

Ngoài ra, các con học được nhiều ý tưởng, nhất là cách chế tạo những vật dụng từ đồ tái chế thông qua các kênh xã hội dạy qua mạng”.

Vốn làm trong ngành sư phạm nên chị Thanh rất chú trọng việc quan sát, tìm hiểu các phương pháp để giáo dục con một cách phù hợp. Nếu các bậc cha mẹ dành thời gian để cùng con chia sẻ cách khai thác những lợi ích của mạng xã hội thì cũng rất tốt. Thay vì để con tự do mò mẫm trên mạng xã hội thì hãy luôn đồng hành cùng con và có kiểm soát về thời gian.

Tất nhiên các nội dung phải luôn có sự chọn lọc để phù hợp với từng lứa tuổi. Kể cả trên mạng xã hội hay trên kênh YouTube cũng vậy, chị luôn định hướng cho con tránh những nội dung vô bổ, thiếu tính giáo dục…

Với nhiều năm kinh nghiệm tổ chức các khóa học kỹ năng sống cho trẻ, chị Trần Thị Hằng, giáo viên phụ trách lớp năng khiếu quận 9, TP.HCM cho hay, nhiều lần chị nhắn nhủ với các bậc phụ huynh ngoài việc sử dụng mạng xã hội cho nhu cầu công việc, giải trí thì cũng cần xem đây một kênh để tương tác với con mình.

Phụ huynh có thể kết bạn với con trên không gian mạng và định hướng cho con các kỹ năng sử dụng mạng xã hội nói riêng và các thiết bị công nghệ nói chung.

“Muốn kết bạn, làm bạn được với con từ trong thế giới ảo cho đến ngoài đời thật, phụ huynh cần phải tôn trọng quyền cá nhân, riêng tư của con. Có như thế, khi theo dõi các thông tin, hoạt động tương tác của con trên mạng xã hội có biểu hiện tiêu cực thì phụ huynh can thiệp, uốn nắn và định hướng ngay.

Tuy nhiên, không nên can thiệp một cách thô bạo, quá sâu sẽ phản tác dụng giáo dục khiến trẻ hoảng sợ và đề phòng thì cha mẹ khó gần gũi con mình hơn”, chị Hằng chia sẻ.

Để sử dụng mạng “ảo” an toàn

Việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho cả trẻ em và người lớn về an toàn mạng vô cùng quan trọng, không chỉ là những kỹ thuật sử dụng công nghệ, mà còn là những hành vi ứng xử an toàn và thông minh trong các mối quan hệ “ảo”.

Không nên biến chiếc điện thoại, hay máy tính bảng thành 'bảo mẫu công nghệ' sẽ gây tác hại xấu cho trẻ nhỏ. Ảnh: Minh Sáng.

Không nên biến chiếc điện thoại, hay máy tính bảng thành "bảo mẫu công nghệ" sẽ gây tác hại xấu cho trẻ nhỏ. Ảnh: Minh Sáng.

Thực tế, những chiếc máy tính bảng và điện thoại thông minh thường được ví như “bảo mẫu công nghệ” vì một số gia đình cứ đến bữa là dỗ trẻ ngồi im ăn, uống bằng cách cho xem điện thoại, máy tính bảng.

Hay trong các quán cà phê, tiệm trà sữa chúng ta cũng có thể dễ bắt gặp hình ảnh một số nhóm thanh thiếu niên, mỗi người cầm cái điện thoại trên tay mải nhí nhoáy chơi game trực tuyến hoặc chát chít qua mạng ảo dù đang ngồi gần nhau…

Trong thời gian giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19, hầu hết các gia đình đều làm việc, học tập và sinh hoạt tại nhà. Trẻ em tham gia học trực tuyến rất nhiều khiến thời gian sử dụng Internet tăng vọt, theo các khảo sát ban đầu có thể tăng trung bình từ 2 - 3 giờ/ngày lên ít nhất 5 - 6 giờ/ngày.

Vậy, làm sao để khai thác những ưu thế của các thiết bị công nghệ này, phục vụ cho nhu cầu phát triển tri thức, đem lại các giá trị tinh thần, đồng thời hạn chế những tác động, hệ quả tiêu cực đối với mỗi cá nhân, nhất là trẻ em, đó là mối quan tâm của toàn xã hội và gia đình.

Các bậc cha mẹ hãy cùng đồng hành với con để sử dụng Internet thông minh và an toàn. Ảnh: Minh Sáng.

Các bậc cha mẹ hãy cùng đồng hành với con để sử dụng Internet thông minh và an toàn. Ảnh: Minh Sáng.

Bên cạnh những ích lợi Internet mang lại như giúp trẻ em và gia đình không bị gián đoạn quá nhiều việc học tập và làm việc, thì việc sử dụng Internet quá mức có thể ảnh hưởng tới thị lực, sức khỏe hay khả năng gặp nhiều rủi ro trên môi trường mạng.

Trẻ em phải đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro trên môi trường mạng hơn như: Bị mất thông tin cá nhân, lừa đảo trên mạng, bị quấy rối hay bắt nạt trên mạng, bị vô tình kết bạn xấu, bị xem các ấn phẩm không phù hợp, đối mặt với các thông tin sai lệch, hay thậm chí cả các nguy cơ bị xâm hại tình dục trên môi trường mạng…

Thời gian trẻ em và gia đình ở nhà hoặc dành nhiều thời gian ở nhà để phòng dịch Covid-19 cũng chính là cơ hội vàng cho cha mẹ cùng đồng hành với con để sử dụng Internet thông minh và an toàn.

Việc định hướng, rèn luyện kỹ năng sử dụng mạng xã hội nói riêng và giáo dục nhân cách cho trẻ nói chung không phải chỉ với một vài giờ cha mẹ trao đổi với con mà phải là cả một quá trình uốn nắn, rèn luyện kỹ năng, nhân cách cho trẻ.

Do vậy, cần bồi dưỡng cho trẻ sự gắn kết tình thương gia đình, tránh các rạn nứt, đổ vỡ để lại những tổn thương về tâm lý, ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành, khiến trẻ cảm thấy cô đơn, chơi vơi trong thế giới thực, từ đó dễ bị lôi cuốn vào thế giới ảo….

(Kiến thức gia đình số 22)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm