| Hotline: 0983.970.780

Hé lộ hệ thống tên lửa đánh chặn của các “ông lớn”

Thứ Tư 11/07/2012 , 10:43 (GMT+7)

Song song với nghiên cứu các vũ khí mới để nâng sức tấn công thì các cường quốc cũng quan tâm hệ thống phòng thủ tại nước mình.

Song song với nghiên cứu các vũ khí mới để nâng sức tấn công thì các cường quốc cũng quan tâm hệ thống phòng thủ tại nước mình.

>> Bí ẩn trực thăng tàng hình tiêu diệt Bin Laden
>> Vũ khí bí mật hiện tại và tương lai

Patriot - sát thủ trên mặt đất

Tên đầy đủ của nó là MIM-104 Patriot, đây là tên lửa đất đối không tầm xa, sử dụng được với mọi điều kiện thời tiết và độ cao để chống lại các tên lửa chiến thuật, tên lửa hành trình và các loại máy bay tiên tiến khác.

Tầm bắn của Patriot nằm trong khoảng từ 70 - 160 km, trần bắn cao nhất lên đến 24km và có thể hạ gục các mục tiêu di chuyển với tốc độ Mach 5 (gấp 5 lần vận tốc âm thanh), tương đương gần 6.200 km/h.

Cha đẻ của Patriot là các Cty Raytheon, Lockheed Martin và Fire Control có trụ sở tại Massachusetts và Florida, Mỹ. Hiện nay hệ thống tên lửa hiện đại này không chỉ được sử dụng trong Không quân Mỹ mà còn một số nước đồng minh khác như Ai Cập, Đức, Hy Lạp, Israel, Nhật Bản, Hà Lan, Arab Saudi...

Sở hữu hệ thống radar theo dõi giai đoạn để đánh chặn mục tiêu - Phased Array Tracking Radar to Intercept on Target có hiệu suất cao cùng với những tên lửa thông minh. Từ khi ra đời, Patriot đã thay thế hệ thống đánh chặn tên lửa tầm xa và tầm trung Nike Hercules, hệ thống đánh chặn tên lửa chiến thuật tầm trung MIM-23 Hawk.


Tên lửa Patriot của Mỹ

Patriot sử dụng nhiều loại tên lửa dẫn đường khác nhau như Standard, ASOJ/SOJC, PAC-2, PAC-2 GEM, GEM/C, GEM/T và PAC-3. Các tên lửa này được phóng đi và thu thập thông tin của mục tiêu gửi về trạm radar mặt đất. Từ đó các sĩ quan điều khiển sẽ tính toán và vạch hướng tấn công gửi trở lại cho các tên lửa thực hiện.

Toàn bộ hệ thống đánh chặn được dẫn đường và khóa mục tiêu bởi radar AN/MPQ-53. Đây là loại radar có tầm hoạt động lên đến 100km, quan sát được 100 mục tiêu đồng thời và có khả năng hoạt động trong trường hợp sóng nhiễu mạnh. Trong đó, radar có thể bám sát 8 mục tiêu và điều khiển cho các tên lửa tấn công bất kì mục tiêu nào trong số trên.

Những thế hệ tên lửa dẫn đường của Patriot đã được cải tiến rất nhiều từ khi ra đời với những mục đích sử dụng cũng được thay thế. Thế hệ mới nhất của các tên lửa dẫn đường là PAC-3, với nhiều cải tiến về kĩ thuật cũng như hình dáng để đối phó với các tên lửa chiến thuật và máy bay ngày càng hiện đại, tinh vi hơn.

Tất cả hệ thống tên lửa được đặt trên xe phóng di động M901, đây là loại xe dùng để di chuyển, cắm chốt và phóng các tên lửa Patriot. Nó luôn giữ liên lạc với xe chỉ huy thông qua sóng băng tần VHF hoặc cáp quang để nhận lệnh và dữ liệu kịp thời.

Mỗi xe có thể mang được 4 tên lửa PAC-2 hoặc 16 tên lửa PAC-3, ngoài chúng có thể liên lạc dễ dàng với nhau trong bán kính 10km nên Patriot có thể bố trí đội hình phòng thủ trên một diện tích rất rộng.

Trong quân đội Mỹ, hệ thống Patriot được trang bị ở cấp tiểu đoàn, trong đó là nhiều đơn vị với chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Quy mô của mỗi tiểu đoàn tên lửa Patriot vào khoảng 500 - 600 người. Tất cả đều dưới quyền của tiểu đoàn trưởng, thường là một trung tá và đây cũng là người duy nhất được phép ra lệnh khai hỏa tấn công mục tiêu.

Sân chơi của các “ông lớn”

Trong thời kì mới ra đời, vào những năm 60 của thế kỉ trước, hệ thống phòng thủ tên lửa được coi là lá chắn trước tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.

Tuy nhiên, việc cấm sử dụng vũ khí hạt nhân trong vài thập kỉ trở lại đây đã thay đổi hoàn toàn chiều hướng phát triển của nó.

Các quốc gia hiện nay đang sở hữu hệ thống đánh chặn tên lửa bao gồm Mỹ, Nga, Anh, Ấn Độ, Israel, Pháp và Trung Quốc. Tại Mỹ, ban đầu các dự án phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa thuộc sự kiểm soát của Bộ Quốc phòng, tuy nhiên giờ đây nó đã được chuyển giao cho Hải quân và Không quân nắm giữ.

Để phân loại hệ thống phòng thủ tên lửa, người ta dựa vào tầm tấn công của mục tiêu và các giai đoạn tiến hành đánh chặn.

Với mỗi loại tên lửa tầm ngắn, tầm trung hay liên lục địa phải có những hệ thống đánh chặn khác nhau. Mỗi hệ thống được thiết kế để tập trung vào một loại mục tiêu duy nhất. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết hệ thống này có thể tấn công mục tiêu của hệ thống khác nếu cần thiết.

Đối tượng nguy hiểm nhất chính là những tên lửa liên lục địa, với tầm bắn lớn hơn 5.000km và tốc độ bay khoảng 7km/s. Hiện tại, Nga có hệ thống A-135 chống tên lửa loại này đặt tại thủ đô Moscow. Trong khi đó, Mỹ cũng có cho riêng mình hệ thống phòng thủ mặt đất Midcourse để đối phó với những tên lửa xuất phát từ châu Á.

Có tầm bắn và tốc độ di chuyển thấp hơn là tên lửa tầm trung với khả năng tấn công trong vài trăm km và tốc độ bay khoảng 3km/s. Đại diện tiêu biểu của những hệ thống đánh chặn này là THAAD của Mỹ và S-400 Triumf của Nga.

Cuối cùng là hệ thống được dùng để phá hủy những tên lửa tầm gần từ 20-80km với tốc độ bay chỉ 1.5 km/s. Tuy dùng để tấn công những mục tiêu có quy mô nhỏ nhưng các hệ thống phòng thủ này lại được sử dụng nhiều và nổi tiếng nhất. Những cái tên mà nhiều người có thể biết đến là hệ thống đánh chặn tên lửa Patriot của Mỹ hay S-300 của Nga hiện nay.

Ngoài ra, để tăng hiệu quả, các đơn vị đánh chặn còn phải cần đến sự giúp đỡ của những vệ tinh định vị từ bên ngoài không gian. Đây là yếu tố mà không phải bất kì quốc gia nào cũng có thể đáp ứng được, kể cả những nước có nền khoa học phát triển.

Ngoài ra, nếu tên lửa mục tiêu mang đầu đạn hạt nhân thì những người điều khiển hệ thống này chắc chắn sẽ bị nhiễm xạ do khu vực xảy ra vụ nổ quá gần.

Bởi vì càng ngày, những vũ khí tấn công càng được hiện đại hóa, nâng cao sức mạnh và tốc độ cũng như khả năng ẩn dấu. Thế nên, hiện nay, cuộc đua trong nghiên cứu, phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa vẫn diễn ra từng ngày ở các nước có nền quân sự tiên tiến.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngày hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh

Hội Soóng cọ là ngày hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ (tỉnh Quảng Ninh), thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia hưởng ứng.

Bình luận mới nhất