| Hotline: 0983.970.780

Hệ lụy khó lường từ em dâu vô tư

Chủ Nhật 10/12/2017 , 08:50 (GMT+7)

Em trai tôi lấy vợ, tên Thảo, trẻ trung, xinh đẹp. Theo như em tôi giới thiệu, Thảo xuất thân từ tỉnh lẻ nên vẫn giữ nguyên vẻ thật thà, chất phác. Vì vậy, nếu Thảo cư xử có gì không phải, mong mọi người thông cảm, bỏ quá cho.

Ôi! Nếu đúng vậy thì đáng quí chứ có sao đâu. Mọi người nghĩ vậy. Nhưng chúng tôi quên một điều, tuy ở tỉnh lẻ, nhưng nhà Thảo thuộc loại khá giả. Cô ấy là tiểu thư được chiều chuộng từ nhỏ nên khi về làm dâu, cái tính “thật thà chất phác” của Thảo khiến cả nhà thường dở khóc dở cười.

08-26-52_trng_12-2
Ảnh minh họa

Ngay trong ngày cưới, Thảo đã làm cả nhà tròn mắt vì sự vô tư quá thể. Đón dâu về, ai cũng đói và mệt nhưng cùng chờ nhau đông đủ mới ngồi vào mâm. Vậy nhưng, cô dâu mới chẳng thèm để ý đến ai. Thay váy cưới xong, nàng phi xuống bếp, trước mặt cả nhà, nàng hét toáng lên: “Ôi đói chết đi được! Sáng đến giờ chưa có gì vào bụng!”.

Và, chẳng chờ đợi ai, nàng thò tay vào từng đĩa thức ăn, bốc ăn ngon lành. Đầu tiên là nàng nhón một miếng thịt gà, cho vào miệng. Chưa kịp nuốt, nàng đưa một tay xẻo một góc trên đĩa xôi, tay kia nhón tiếp miếng giò, cũng nhét hết vào miệng, nhai nhồm nhoàm. Tiếp đó, Thảo túm lá xà lách, chấm vào chén mắm, đưa vào mồm, nhai rau ráu… Cả nhà quá bất ngờ, ngồi như hóa đá, hết nhìn cô dâu mới lại nhìn nhau.

Cứ mỗi đĩa thức ăn, Thảo nhón hay véo một miếng, khiến cả mâm cơm nham nhở như bị “chuột gặm”. Một lúc sau, nàng xoa bụng, cười toe toét: “No quá!”. Rồi, cũng chẳng chào ai, nàng chạy tót lên phòng, lăn ra ngủ một mạch đến chiều tối.

Sau cưới, vì công việc của em trai tôi bận rộn nên vợ chồng Thảo chưa có thời gian đi hưởng tuần trăng mật mà dời lại nửa tháng. Đúng lúc đó, bố tôi bị tai biến. Thay vì hoãn chuyến đi chơi, cô em dâu thẽ thọt vào tai tôi: “Bọn em đã lên kế hoạch! Không bỏ được. Chị và mẹ ở nhà lo cho bố nhé!”. Cũng may bố tôi được cấp cứu kịp thời nên không để lại di chứng gì. Khi về, Thảo cười toe: “Thế mà suýt nữa bọn con không được đi trăng mật!”.

Đã thành lệ, buổi sáng, mẹ tôi dậy sớm nấu điểm tâm. Hôm thì bún chả, hôm bánh canh hay cơm chiên. Cũng có khi mua bánh mì rồi làm trứng ốp la… Có dâu mới, thêm người ăn, nhưng Thảo vẫn để một mình mẹ tôi “phụ trách” bếp núc. Còn Thảo ngủ đến khi được “mời” ra ăn sáng mới lồm cồm bò dậy. Vậy mà ngồi vào bàn, nàng còn nhấm nhẳng: “Mẹ nấu dở quá! Kém xa ngoài hàng ăn!”. Sau đó vài bữa, Thảo tuyên bố: “Chúng con ra ngoài ăn đây! Nói mẹ đừng giận chứ mấy thứ mẹ nấu con không nuốt nổi!”.

Bữa trưa, Thảo ăn cơm tại công ty nên nàng chỉ có mặt vào giờ cơm chiều. Hôm nào có món gì ngon, Thảo vô tư gắp lia lịa, vừa ăn vừa xuýt xoa: “Ngon quá! Thích quá!”. Còn nhớ hôm nọ có món mực luộc chấm nước mắm gừng. Vừa ngồi vào mâm, mắt Thảo sáng lên: “Con thích ăn mực lắm!”. Rồi, chẳng thèm mời ai, Thảo chọn miếng to nhất cho vào miệng, nhai chóp chép. Chưa kịp nuốt, nàng xới tung đĩa mực, lựa hết những miếng ngon xếp vào đầy bát. Chồng Thảo khẽ nhắc vợ: “Từ từ thôi em! Đợi mọi người cùng ăn!”. Thảo nguýt dài: “Còn khối trong đĩa kia! Có hết đâu mà sợ!”. Nhưng những gì còn lại chỉ là râu, đầu và đuôi mực.

Ngược lại, những hôm mẹ tôi bận, chưa kịp đi chợ nên trên mâm chỉ có những thức ăn đơn giản như trứng rán hay đậu phụ chiên, rau xào… Y như rằng, mặt cô em dâu ỉu xìu như bánh tráng nhúng nước: “Chỉ có thế này thôi á! Không ăn đâu!”, rồi gọi chồng: “Mình ra ngoài ăn đi anh!”. Em trai tôi ái ngại: “Em ăn tạm một hôm đi!”. Thảo phụng phịu: “Thôi! Để em nhịn đói cũng được!”. Thế là chồng Thảo đành phải chiều vợ.

Tuy chúng tôi rất dị ứng với cách cư xử không chỉ là vô tư mà còn là vô văn hóa của Thảo, nhưng vì muốn cửa nhà êm ấm nên ai cũng cố nín nhịn và nhắc thằng em khuyên bảo vợ. Nó vâng dạ ừ hữ nhưng rồi vẫn đâu vào đấy. Cững bởi phần thì nó quá cưng vợ. Phần khác, nếu phật ý là Thảo hờn dỗi, mặt nặng mày nhẹ khiến cả nhà không vui. Song, nếu cứ phải nhịn cô em dâu như nhịn cơm sống thế này, cũng chẳng ai trong nhà vui nổi. Mà cũng chẳng biết còn có thể nhịn bao lâu nữa?

(Kiến thức gia đình số 48)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm