| Hotline: 0983.970.780

Heo ngã bệnh hàng loạt

Thứ Hai 22/10/2012 , 10:17 (GMT+7)

Chưa kể đến số heo chết do bệnh, tình trạng bán tháo heo đang gây tổn thất cho hàng trăm hộ chăn nuôi.

Cách nay khoảng 1 tháng, đàn heo của người chăn nuôi ở xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước (Bình Định) bỗng dưng phát bệnh. Sau đó lây lan sang đàn heo ở các xã lân cận. Chưa kể đến số heo chết do bệnh, tình trạng bán tháo gây tổn thất cho hàng trăm hộ chăn nuôi.

Người nuôi khốn đốn

Theo báo cáo của Trạm Thú y huyện Tuy Phước, hiện đàn heo ở 45 thôn trên địa bàn 13 xã, thị trấn đã “dính” bệnh. Trong đó 393 hộ chăn nuôi có số heo mắc bệnh là 2.870 con, trong đó 256 con bị chết. Thiệt hại nặng nề nhất là các xã Phước Hòa và Phước Sơn. Ông Nguyễn Bay, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước nói: “Đợt bệnh này lây lan rất nhanh nhưng tỷ lệ heo chết thấp là nhờ trước đó chúng tôi đã thực hiện tốt công tác tiêm phòng vacxin dịch tả đợt 2/2012”.

Ông Nguyễn Văn Tám, trưởng thôn Xuân Phương, xã Phước Sơn cho biết: “Đàn heo trong thôn phát bệnh hơn tháng nay, từ heo nái đến heo thịt lẫn heo con đều ngã bệnh rồi chết dần dần. Heo chết có biểu hiện tím tai, mình mẩy cũng tím ngắt. Từ ngày xảy ra dịch bệnh, các quán bún giò đâm ra ế hẳn, không ai còn dám “rớ” tới thịt heo”.

Thịt heo bỗng dưng rớt giá thảm hại. Những con heo chết phải đem chôn đã đành, heo mới nhuốm bệnh hoặc cả heo chưa bị bệnh chỉ được thương lái mua với giá rẻ như cho. Heo thịt 70-80 kg mà họ mua chỉ 1 triệu đồng. Người nuôi lỗ chỏng gọng. Tình hình dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn, đã có đến 70% số hộ chăn nuôi trên địa bàn có heo mắc bệnh.

Tại thôn Xuân Phương (Phước Sơn), gia đình công an thôn Nguyễn Ngọc Châu vốn nuôi heo giỏi cũng bị “dính” trong đợt dịch này. Bà Phan Thị Thủy, vợ ông Châu than thở: “Trước khi dịch bệnh ập tới, dãy chuồng nhà tui có 32 con cả lớn cả nhỏ. Khi đàn heo ngã bệnh, chúng chết dần dần, giờ chỉ còn sống 4 con heo lỡ (hơn 12 kg/con), 3 heo nái và 7 heo con mới 20 ngày tuổi. Khi heo vừa phát bệnh, bỏ ăn, ông chồng tui mời ngay cán bộ thú y đến chạy chữa nhưng không qua khỏi. Năm nay chắc người nuôi heo tụi tui không có Tết”.

Nỗ lực khống chế

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên đàn heo, ngay từ đầu tháng 10, UBND huyện Tuy Phước đã chỉ đạo các xã áp dụng các biện pháp phòng chống. Tổ công tác chống dịch nhanh chóng được thành lập, cử thành viên thay nhau bám sát địa bàn 2 xã Phước Hòa và Phước Sơn để giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh, hướng dẫn việc chăm sóc, nuôi dưỡng heo chưa bị bệnh và động viên người nuôi không bán tháo heo bệnh, để lại chữa trị.

“Thời tiết đang chuyển mùa mưa bão, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, trong khi đó đàn heo ở nhiều xã chưa được tiêm phòng vacxin PRRS nên nguy cơ bùng phát dịch là rất cao. Đây là lúc chúng tôi cần kíp được ngành thú y tỉnh cung ứng kịp thời vật tư chống dịch”, ông Nguyễn Bay nói.

Bên cạnh việc lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm và dùng thuốc tiêu độc khử trùng cho các hộ có heo mắc bệnh, huyện Tuy Phước cấp tốc triển khai tiêm vacxin phòng bệnh PRRS (tai xanh) cho đàn heo ở 2 xã Phước Hòa, Phước Sơn. Từ ngày 5-9/10, tại xã Phước Hòa đã có 2.446 con và tại xã Phước Sơn đã có 1.459 con được tiêm vacxin PRRS, đạt 100% diện tiêm.

Ông Nguyễn Bay bộc bạch: “Sau khi tổ chức tiêm, ngành thú y ghi nhận tại xã Phước Hòa có 12 con heo đã xảy ra phản ứng/3 hộ, tại xã Phước Sơn có 17 con phản ứng/1 hộ. Với những con heo đang bệnh, khi tiêm vacxin PRRS vào chúng sẽ bị nặng hơn, những con chưa bị sẽ bắt đầu phát bệnh và chúng tôi điều trị theo phác đồ tai xanh. Nhờ tiêm phòng bệnh tai xanh trực tiếp vào ổ dịch nên tình hình dịch bệnh đã hạn chế lây lan”.

Cũng theo ông Bay, bệnh PRRS (tai xanh) là do virus gây ra nên thời gian xảy ra phản ứng chậm (sau 2-3 ngày từ lúc tiêm), nhưng nhờ tiêm thẳng vào ổ dịch nên khả năng heo phản ứng cao, thuận lợi cho ngành chức năng đối phó.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm