| Hotline: 0983.970.780

Heo rừng- thật giả lẫn lộn

Thứ Tư 22/02/2012 , 09:53 (GMT+7)

Thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhu cầu mua heo rừng khá cao, đã tạo điều kiện cho việc làm giả thịt heo rừng ngày càng nhiều.

Trang trại heo rừng của Công ty TNHH N.N.H xã Ea Dar, huyện Ea Kar

Nghề nuôi heo rừng thương phẩm đang phát triển ở Đăk Lăk. Nhưng do hiểu biết của người tiêu dùng còn hạn chế, nên thịt heo rừng giả được bán nhiều, ngành chức năng khó kiểm soát.

Nuôi heo rừng lãi cao

Do nhu cầu ẩm thực của người dân về thịt heo rừng tăng cao, nên thị trường tiêu thụ khá rộng, không chỉ phục vụ nhu cầu trong tỉnh mà nhiều khách hàng ở Đà Nẵng, Gia Lai, Lâm Đồng, TP HCM, Hà Nội… Trong khi đó, heo rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm. Vì vậy, việc nuôi heo rừng kinh doanh trở nên phổ biến.

Nhiều gia đình mở rộng phạm vi chuồng trại với số lượng từ vài ba cặp bố mẹ đến hàng chục con heo thương phẩm. Đến thăm trang trại heo rừng của Cty TNHH N.N.H xã Ea Dar, huyện Ea Kar mới thực sự choáng ngợp trước một quy mô khang trang và khoa học. Với diện tích rộng 2,5 ha, nuôi thả trên 1.000 con heo rừng trong đó có 250 con heo bố mẹ sinh sản, còn lại là heo thương phẩm.

Anh Nguyễn Ngọc Hiếu, Giám đốc Cty cho biết, heo rừng tự nhiên bắt trực tiếp từ rừng rất khó, nuôi nhốt một thời gian ngắn là chết, bởi chúng không thích nghi với điều kiện sống tập trung. Nói là heo rừng nhưng thực tế đa số các cơ sở nuôi hiện nay đều là heo rừng lai giữa giống tự nhiên và giống nuôi thuần dưỡng của đồng bào dân tộc Ê Đê.

Nuôi heo rừng bán tự nhiên khá dễ, chất lượng thịt heo thơm ngon, sạch bệnh. Thức ăn cho chúng thường là cỏ, lá cây các loại và bổ sung thêm một phần nhỏ tinh bột như cám gạo, bột mì. Heo rừng sinh sản gần như heo nhà, đối với heo giống nuôi khoảng 4 tháng thì xuất bán (10- 15 kg/con), còn heo thịt từ 8- 8,5 tháng (35- 40 kg/con). Với giá bán hiện nay 150.000- 180.000 đ/kg heo thịt, 330.000 đ/kg heo giống thì mỗi năm trang trại của anh Hiếu lãi từ 3- 4 tỷ đồng.

Riêng tại trang trại heo rừng của chị Trần Thị Hương ở đường Nguyễn Trường Tộ, TP Buôn Ma Thuột luôn nuôi ổn định với khoảng 200 con heo. Chị cho biết, hai năm nay có nhiều nhà hàng, khách sạn trong TP Buôn Ma Thuột đến đặt mua heo rừng của chị. Vì vậy đầu ra của sản phẩm luôn ổn định, mỗi năm thu lãi gần trăm triệu đồng.

Nhiều mánh khóe bán heo rừng giả

Thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhu cầu của người dân về các món ăn từ heo rừng khá cao, đã tạo điều kiện cho việc làm giả thịt heo rừng ngày càng nhiều. Quá trình kinh doanh, buôn bán trong tỉnh và vận chuyển heo rừng ra tỉnh ngoài rất khó kiểm soát.

Thời gian gần đây, tại nhiều tuyến đường, các đô thị trong tỉnh Đăk Lăk xuất hiện hình thức rao bán thịt heo rừng như bày bán công khai trên vỉa hè, rao bán tận nhà người dân, hay phát tờ rơi... song về chất lượng heo rừng thật giả thế nào đến lúc mua về ăn mới biết.

Mục sở thị vài điểm bán dạo thịt heo rừng trên một số tuyến đường Lê Duẩn, Nguyễn Văn Cừ (TP Buôn Ma Thuột), đường Hùng Vương ở thị trấn Buôn Trấp (huyện Krông Ana)… hầu hết các chủ nhân bán dạo trên đều khẳng định họ kinh doanh thịt heo rừng thật, heo mới săn bắn trong rừng về, hoặc heo rừng của gia đình tự nuôi.

Tuy nhiên thịt heo rừng ở đây đều được xẻ thành nhiều miếng nhỏ, nhìn bề ngoài khó phân định là của tự nhiên, nuôi hay thịt giả heo rừng. Kèm theo dẫn chứng cụ thể là những mảnh đạn chì nhỏ còn găm trong thớ thịt heo, da heo rừng khác heo nhà là dày, có 3 sợi lông trên cùng một lỗ chân lông… khiến không ít người mua chắc mẩm là heo rừng thật, lúc về chế biến thì mới biết mình bị lừa.

Chị Kiều Lê, ở phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột than thở: “Vừa qua tôi mua một cân thịt heo rừng của người bán dạo trên đường Lê Duẩn, khi nấu lên thì ăn không được, thịt heo rất dai, cắn mãi không đứt mà còn có mùi khét của nhựa, hóa ra là thịt heo nái già”.

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm Đăk Lăk, toàn tỉnh đã có 17 đơn vị (gồm hộ gia đình, doanh nghiệp) được cấp giấy phép nuôi động vật hoang dã là heo rừng. Tuy nhiên trên thực tế, số cơ sở nuôi lại lớn hơn gấp nhiều lần so với thống kê, tập trung đông nhất ở khu vực TP Buôn Ma Thuột, huyện Ea Kar, M’Dăk…

Phần da của các miếng thịt heo rừng và thịt heo nái già đều gần giống nhau, cộng với công nghệ làm giả hiện nay là găm các mảnh đạn chì vào thớ thịt heo, đồng thời dùng máy, bắn lông giả bằng sợi cước vào da heo thì dễ dàng đánh lừa được người mua. Ngay cả các cơ quan chức năng cũng khó phân biệt. Khi kiểm tra với cách đánh giá và nhìn nhận bằng mắt thường thì không thể biết.

Ông Đỗ Ngọc Dũng, Trưởng phòng Bảo tồn thiên nhiên- Chi cục kiểm lâm Đăk Lăk cho hay: Khi kiểm tra các điểm bán dạo heo rừng trên đường thì họ đều có xuất giấy tờ mua heo rừng từ các trại nuôi heo hợp pháp. Tuy nhiên cũng không thể xác định thịt heo họ đang bán có ứng với giấy tờ mua heo trên hay không. Để xử lý và ngăn cấm cũng rất khó vì họ thường bày bán thịt heo rừng thật giả lẫn lộn, mà các ngành chức năng cũng chưa có máy móc hỗ trợ để kiểm tra độ chính xác.

Cũng theo ông Dũng, nuôi heo rừng không bảo đảm vệ sinh dịch bệnh, quá trình bảo quản, giết mổ không hợp lý, thì thịt có tỷ lệ nhiễm bệnh cao; nhất là một số bệnh về giun sán, tiêu chảy… gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Người tiêu dùng nên chọn mua heo rừng tại những cơ sở đáng tin cậy, có đầy đủ điều kiện giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh của thú y, giấy phép nuôi động vật hoang dã của kiểm lâm cấp…

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm