| Hotline: 0983.970.780

Hết lo nguồn nước sinh hoạt

Thứ Ba 13/10/2015 , 06:10 (GMT+7)

Đối với vùng sâu, vùng xa, nước sạch và công trình vệ sinh môi trường là những vấn đề mang tích cấp bách hiện nay để phục vụ đời sống hằng ngày của người dân. 

Tuy nhiên, trong thời gian dài những vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức.

Giờ thì gia đình chị Ma Khoan, buôn Ka Đô Mới 1, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) không còn phải lo lắng về nguồn nước sinh hoạt và công trình vệ sinh môi trường nữa.

Mở nhẹ van, vòi nước trắng xóa đổ ào ào ra chậu. Chị Ma Khoan cho biết, chỉ cách đây mấy năm, nước sạch phục vụ sinh hoạt vào mùa khô trở nên xa xỉ, gia đình chị cũng như nhiều hộ trong buôn phải đi gánh nước ở một con suối cách nhà tới 500m.

Ở xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, gia đình Ma Hiên cũng vừa được Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Lâm Đồng cho vay 16 triệu đồng để xây dựng hai công trình nước sạch và vệ sinh môi trường.

Ma Hiên cho biết, trước đây gia đình chị cũng ít khi quan tâm đến vấn đề nước sạch vì nhiều năm qua nguồn nước sinh hoạt của gia đình vẫn được lấy từ hồ trước nhà.

Nay được chính quyền địa phương giải thích, tuyên truyền tác hại của việc sử dụng nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, việc đại tiện bừa bãi là nguồn nguy cơ lây nhiễm, lan truyền bệnh tật, gia đình chị Hiên quyết định vay vốn để kiên cố hóa công trình nước sạch và vệ sinh môi trường.

Bà Nguyễn Thị Huệ, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Lâm Đồng cho biết, thực hiện Chương trình MTQG về Nước sạch- Vệ sinh môi trường nông thôn, từ năm 2008 đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Lâm Đồng đã cho 40.000 lượt hộ dân vay vốn với số tiền gần 350 tỷ đồng để xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường.

Đối tượng được thụ hưởng nguồn vốn này là hộ gia đình tại các xã chưa có công trình vệ sinh và nước sạch hợp chuẩn quốc gia, đặc biệt là những gia đình thuộc diện đồng bào dân tộc thiểu số.

Mỗi công trình được vay 8 triệu đồng, một gia đình được vay tối đa 16 triệu đồng để xây dựng hai công trình. Đặc biệt, các hộ vay tiền để xây dựng công trình này không phải thế chấp tài sản, thời hạn cho vay kéo dài tới 60 tháng.

Từ nguồn vốn chính sách tín dụng này, tỷ lệ hộ dân ở nông thôn Lâm Đồng được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh lên 81,2%, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 58,4%.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm