| Hotline: 0983.970.780

Hi Lạp, EU và ngưỡng cửa bước đường cùng

Thứ Ba 03/02/2015 , 08:32 (GMT+7)

Tân Thủ tướng Hi Lạp muốn không chỉ được gia hạn mà các chủ nợ của Hi Lạp phải cắt một khoản lớn phần nợ để tránh lặp lại "kịch bản phá sản Argentina".

Đây không đơn giản là cuộc chiến của riêng Hi Lạp nữa.

Với thắng lợi áp đảo của đảng cánh tả Syriza trong cuộc bầu cử cuối tuần vừa rồi, Hi Lạp nồ phát súng lệnh báo hiệu sự trỗi dậy của các đảng phái có xu hướng bài EU hoặc nghi ngờ khối mà điển hình có thể kể đến Front National ở Pháp, UKIP ở Anh...

Có thể nói chiến thắng với 149/300 ghế trong quốc hội của Syriza ở Hi Lạp chưa ảnh hưởng đến tương lai của Hi Lạp trong khu vực đồng EU nhưng nó là một bái toán khó cho toàn khối.

Thứ nhất, Syriza là tập hợp của các đảng cánh tả nhỏ, các đảng này có chung một điểm là họ tin rằng các chính sách thắt lưng buộc bụng của nền kinh tế Hi Lạp trong 5 năm qua phải chấm dứt để mở đầu cho việc khôi phục lại hệ thống kinh tế và xã hội của đất nước có 11 triệu dân nhưng tới gần 4 triệu người sống trong mức nghèo khổ và tỉ lệ thất nghiệp của người dưới 32 tuổi lên đến 57,7% vào cuối năm 2014 này (nguồn: independent).

Thứ hai, trái ngược với xu hướng lo ngại có phần thái quá của một số bình luận trên các báo thân phe bảo thủ ở châu Âu như Telegraph, thủ tướng mới nhậm chức của Hi Lạp Alexis Tsipras đã loại trừ khả năng Hi Lạp sẽ rời khỏi khu vực đồng EU.

Điều này đồng thuận với phần lớn cử tri Hi Lạp khi mặc dù cho rằng các chính sách thắt lưng buộc bụng mà EU (chủ yếu là Đức, Pháp và ngân hàng trung ương ECB) đang áp dụng tại Hi Lạp là lí do chính dẫn đến sự thụt lùi của nền kinh tế, hơn 70% cử tri vẫn cho rằng Hi Lạp nên ở lại EU. Các cuộc đàm phán về một thoả thuận mới sẽ diễn ra sớm khi mà gói cứu trợ hiện tại kết thúc vào ngày 28/2.

Thứ ba, vậy nếu như không rời khỏi EU, Syriza thực sự muốn gì? Việc đầu tiên là gia hạn thời hạn 28/2. Với một nội các hoàn toàn mới, gần một tháng chắc chắn là chưa đủ để Hi Lạp ngồi vào bàn đàm phán để đàm phán lại các thoả thuận của một gói cứu trợ mới. Gia hạn là điều hợp lí với cả đôi bên, các chủ nợ EU và cho Alexis.

Tuy nhiên đây không phải là giải pháp lâu dài. Một thành viên của ECB trả lời AFP rằng sớm hay muộn thì các điều khoản nợ của Hi Lạp cũng phải thoả thuận lại. Chỉ có điều sẽ thoả thuận lại như thế nào?

Ông Alexis muốn không chỉ gia hạn mà các chủ nợ của Hi Lạp phải cắt một khoản lớn phần nợ.

Trong bài phát biểu nhận chức, Alexis đã tuyên bố rõ ràng là không thực tiễn khi mong muốn Hi Lạp hoàn trả lại toàn bộ số nợ.

Với tổng số nợ đã lên tới 175% GDP trong năm 2014 và nền kinh tế sụt giảm 25% so với năm 2010, nếu như các điều khoản nợ không thay đổi và Hi Lạp phải tiếp tục trả số nợ khổng lồ này, nó có thể ép Hi Lạp vào bước đường cùng với hậu quả không ai mong muốn là 'Grexit' (Hi Lạp rời khỏi Eurozone).

Tất cả các nỗ lực đàm phán đều phải tránh kịch bản tồi tệ này.

Một điều đáng chú ý khác là một phần khá lớn số tiền vay từ các chủ nợ của Hi Lạp ngay lập tức quay lại với các chủ nợ theo hình thức trả lãi suất.

Chỉ riêng trong năm nay, Hi Lạp sẽ phải trả 22,6 tỉ euro, 10 tỉ trong số đó phải được trả trước tháng 8, nếu các thoả thuận kéo dài không đạt hiệu quả hoặc Hi Lạp không thể trả đúng hạn (trường hợp có khả năng xảy ra nếu các chủ nợ không thay đổi điều khoản cho vay khi tiền trả lãi suất đuợc Hi Lạp trích trực tiếp từ tiền vay), một kịch bản Argentina sẽ xảy ra khi chính phủ tuyên bố đất nước phá sản có thể xảy ra với Hi Lạp.

Tuy nhiên, các chủ nợ không muốn cắt nợ cho Hi Lạp. Lí do rõ ràng nhất là nó sẽ tạo điều lệ xấu cho các con nợ lớn khác như Lisbon hay Dublin trong việc đàm phán các gói cứu trợ khác.

Điều mà các chủ nợ sẵn sàng xem xét là gia hạn thời hạn khoản nợ cho Hi Lạp, nhờ đó có thể giảm tỉ lệ lãi suất và các chính sách thắt lưng buộc bụng như một điều khoản của các khoản nợ có thể được nới lỏng và cuối cùng là lãi suất cho các khoản nợ trên có thể sẽ được giảm.

Nhưng không ai dám chắc rằng như vậy là đủ để thuyết phục Alexis và Hi Lạp nhượng bộ.

Một kịch bản Hi Lạp rời khỏi EU sẽ là một thảm hoạ thực sự không chỉ với EU mà còn với nền kinh tế toàn cầu khi mà với sự đan xen của hệ thống tài chính như ngày nay, một quân Domino ngã sẽ tạo nên một phản ứng liên hoàn như năm 2008 và đẩy nền kinh tế vào lại vòng suy thoái.

Giữ Hi Lạp ở lại trong khối và tiếp tục các khoản cho vay để Hi Lạp có thể trả lãi suất và nợ là quân bài tiên quyết để thực hiện điều này.

Tuy nhiên điều này phụ thuộc phần nhiều vào khả năng nhượng bộ của cả hai bên và mặc dù chính Hi Lạp không muốn rời khỏi EU, sự cứng rắn của các chủ nợ như ECB hay IMF có thể sẽ đẩy Hi Lạp vào thế đường cùng.

HUY ANH (từ Manchester)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.