| Hotline: 0983.970.780

Hiểm họa từ tiết canh

Thứ Tư 24/10/2012 , 09:58 (GMT+7)

Kết quả khảo cứu cho thấy tất cả các loại tiết canh như ngan, vịt, lợn, dê… mỗi bát tiết canh chứa tới hàng chục loại vi khuẩn có hại khác nhau.

Hiện nay trong nhân dân vẫn quan niệm món tiết canh là mát, bổ. Thậm chí có không ít người còn cho rằng, đầu tháng ăn tiết canh mới đỏ, để làm ăn gặp may mắn vào cầu.

Tuy nhiên, máu tươi của gia súc, gia cầm đều là nguồn dinh dưỡng để nuôi cơ thể chúng nên có chứa nhiều proteine, chính vậy nó là môi trường thuận lợi và thích hợp cho vi khuẩn sinh sống và phát triển.

Qua nhiều kết quả khảo cứu cho thấy tất cả các loại tiết canh như ngan, vịt, lợn, dê… mỗi bát tiết canh chứa tới hàng chục loại vi khuẩn có hại khác nhau và dễ dàng gây bệnh cho con người, đó là chưa nói con vật đó còn mang theo nguồn bệnh như sán, giun xoắn, virus A/H5N1, liên cầu khuẩn Streptococcus suis… Chẳng hạn lợn mắc các bệnh giun sán, đặc biệt là giun xoắn thường gặp ký sinh ở cơ vân lợn rừng, lợn mán thả rông, nhất là loại liên cầu khuẩn Streptococcus suis, song ngay giữa chúng cũng có thể lây sang nhau như chó, mèo, bò, dê. Tiết canh ngan, vịt, ngỗng… gây nhiễm virus A/H5N1 ở gia cầm, thủy cầm, chim chóc…

Thật vậy, bởi trong máu của gia súc, gia cầm kể cả những con khỏe mạnh đều chứa rất nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh. Khi ăn những món đó, tức là con người trực tiếp đưa ổ vi trùng, vi khuẩn gây bệnh vào người. Mặt khác, khi cắt tiết, những vi khuẩn hay trứng giun sán dính trong lông, da của con vật có thể rơi, trôi vào trong bát máu hãm làm tiết canh rồi truyền bệnh cho người ăn.

Mặc dù các ngành chức năng thường xuyên tuyên truyền, khuyến cáo người dân không bày bán, ăn tiết canh lợn, dê, ngan, vịt… để phòng chống các dịch bệnh nhưng qua khảo sát, tình trạng trên vẫn diễn ra khá phổ biến ở hầu hết các tuyến phố tại các tỉnh trong cả nước và ngay các vùng miền quê. Đặc biệt, ngay cả khi dịch cúm gia cầm đang lan rộng trên cả nước và sự xuất hiện của chủng virus H5N1 mới cực độc, việc ăn tiết canh và sử dụng các sản phẩm động vật chưa qua nấu chín là vẫn thịnh hành. Chính vì vậy mà hậu quả đã có nhiều người rơi vào tình trạng thập tử nhất sinh, thậm chí bị tử vong tại các bệnh viện chỉ vì ăn tiết canh và các đồ tái sống.

Mới cuối tuần qua, ông T.V.S, 60 tuổi, quê Thái Bình được chuyển tới cấp cứu tại Bệnh viện nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốc rất nặng, huyết áp tụt sâu, sốt cao, tiêu chảy, hoại tử da xuất hiện nhiều ở 2 chân. Ông được xác định nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis - một loại vi khuẩn của heo. Theo gia đình bệnh nhân S, 2 ngày trước khi có biểu hiện nói trên bệnh nhân có ăn lòng heo và tiết canh. Hay một bệnh nhân nam hơn 40 tuổi quê Hà Nam đã tử vong do sốc nhiễm khuẩn quá nặng sau 2 ngày điều trị tại Bệnh viện nhiệt đới Trung ương. Gia đình cho biết hầu như sáng nào ông cũng điểm tâm một bát tiết canh và chén rượu.

Theo thống kê tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, từ đầu năm tới nay đã có gần 50 trường hợp nhập viện điều trị do liên cầu khuẩn lợn. Đặc biệt, phần lớn bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn đều tham gia chế biến, giết mổ, ăn thịt, tiết canh, lòng lợn nghi nhiễm bệnh…

Để phòng tránh các bệnh trên chỉ có con đường duy nhất là nói không với tiết canh và các đồ tái chín. Thực hiện ăn chín uống sôi và tuân thủ không giết mổ và chấp hành tiêu hủy các động vật mắc bệnh hoặc trong khu vực có cảnh báo dịch theo lệnh của các cơ quan chức năng.

Mặt khác cần thực hiện tốt việc chấp hành quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung, không bày bán, ăn uống tiết canh sống nói riêng...

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm