| Hotline: 0983.970.780

Hiến kế đẩy lùi dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Sáu 08/11/2019 , 09:45 (GMT+7)

Hơn 9 tháng kể từ khi xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đầu tiên, chúng tôi đã thống kê được một số trung gian lây nhiễm dịch hại ra khắp các địa phương trong cả nước như sau:

08-38-10_lon_ti_dn
Nuôi lợn trong trại kín.

1. Truyền dịch qua thức ăn chăn nuôi, bao gồm cám công nghiệp chưa qua kiểm dịch và thực phẩm thải loại từ các cửa hàng dịch vụ ăn uống: Gia đình anh Lê Văn Thịnh ở thôn Khóa Nhu II, xã Yên Hòa, Yên Mỹ (Hưng Yên) đã phải tiêu hủy toàn bộ đàn lợn giống, do ăn phải cám công nghiệp (chưa qua kiểm dịch) mua từ các đại lý kinh doanh nhỏ lẻ trên thị trường.

Sau khi vệ sinh tiêu độc và bỏ trống chuồng trại 3 tháng, anh Thịnh tiếp tục chăn nuôi trở lại, không cho ăn cám công nghiệp, kết quả 7 tháng nay đàn lợn của anh vẫn an toàn – không dịch. Hộ Nguyễn Thị Dần ở xã Tân Mỹ, Lạc Sơn (Hòa Bình) do chăn nuôi bằng thức ăn thừa từ cửa hàng dịch vụ ăn uống, đã bị DTLCP triệt hạ mất 30 con lợn nuôi của gia đình.

2. Truyền dịch qua các lò giết mổ: Đàn lợn của chị Lê Thị Tuyết ở xã Đức Hợp và anh Nguyễn Quang Thực ở xã Đức Thắng (cùng tỉnh Hưng Yên) đều bị dính tả Châu Phi do chăn nuôi gần lò giết mổ lợn.

3. Truyền dịch qua các loại côn trùng: Trước khi phải tiêu hủy hơn 90 con lợn, trang trại của anh Lê Công Năng ở xã Tam Hưng (Hà Đông - Hà Nội) có rất nhiều ruồi muỗi, bọ chét, ve rận... Sau khi cách ly các loại côn trùng nói trên với chuồng trại chăn nuôi, đàn lợn hơn 100 con mà anh Năng xin giữ lại (không tiêu hủy) vẫn an toàn dịch bệnh, đang cho khai thác kinh doanh.

4. Truyền dịch qua tụ điểm dân cư: Bà Đinh Thị Miền ở xã Tri Phương (Tiên Du – Bắc Ninh) chỉ cho lợn ăn rau bèo nấu chín với cám ngô, vẫn bị dính dịch, vì có thể bà thường xuyên cho khách thập phương gửi xe máy chờ khám bệnh trong ngày.

5. Nhiễm dịch qua sử dụng nguồn nước mặt (ao hồ, sông trục, giếng khơi...): Gia đình ông Vũ Văn Hợp ở xã Ngọc Sơn (Tứ Kỳ-Hải Dương) cũng chỉ chăn nuôi bằng bã rượu và cám gạo của nhà, nhưng vẫn phải tiêu hủy 2 con lợn nái và 22 lợn thịt. Do ông Hợp đã sử dụng nước giếng khơi tắm rửa, vệ sinh chuồng trại máng chậu cho lợn ăn.

Đặc biệt, việc cố tình giết mổ, tiêu thụ, bán chạy lợn dịch của tư thương và người chăn nuôi đã làm cho dịch bệnh phát tán rất nhanh, các trường hợp này đều làm lén lút, hiện chúng tôi chưa chỉ ra được cụ thể.

Thống kê tiêu hủy lợn dịch ở các địa phương cũng cho thấy: Các trại chăn nuôi nhỏ lẻ, nuôi trong chuồng hở, nuôi xen lẫn với khu dân cư, lợn đã bị nhiễm dịch sớm, lây lan nhanh, chết nhiều. Các trại chăn nuôi khép kín, xa khu dân cư, tuân thủ chặt chẽ qui trình an toàn sinh học, lợn ít bị chết dịch, nhiều trại không nhiễm dịch, điển hình như các trại chăn nuôi của anh Nguyễn Châu Thắng ở Hưng Yên (xã Chính Nghĩa, Kim Động), Tô Ngọc Kiên (xã Đại Tài, Văn Giang) vẫn giữ được hàng 100 con lợn giống cụ kỵ, ông bà, cùng hàng 1.000 lợn thịt các loại – không nhiễm dịch.

Hiện nay DTLCP đã tạm thời lắng dịu, chủ yếu do ý thức phòng dịch của người chăn nuôi đã được nâng lên rõ nét; các đàn lợn nhỏ lẻ đã bị dịch hại căn bản; thời tiết nắng nóng, khô hanh giá lạnh cũng làm giảm tốc độ lây lan dịch bệnh; sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ngành chính quyền ở trung ương và địa phương đã giúp khoang vùng dập dịch nhanh chóng.

Để có thể tái đàn đạt hiệu quả, các nhà nông phải rất thận trọng, tuân thủ nghiêm ngặt qui trình chăn nuôi an toàn sinh học; chọn nuôi con giống khỏe, không dịch bệnh; mua cám công nghiệp từ các doanh nghiệp sản xuất có uy tín, có chứng nhận an toàn dịch bệnh; không sử dụng nguồn nước mặt từ các ao hồ, sông trục, giếng đào... để tắm rửa cho lợn và vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; không tái đàn ở các trại chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư; nấu chín, đun sôi các loại thực phẩm tận dụng trước khi cho lợn ăn; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi tối thiểu 2 lần/ngày; người không phận sự không được vào trang trại; tăng cường phòng dịch khi thời tiết ẩm ướt, độ ẩm không khí cao...

Cần tăng cường kiểm dịch, thanh tra, kiểm tra việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất và lưu hành trên thị trường, trọng tâm trước mắt là thức ăn chăn nuôi lợn, nhất là nguồn nhập từ Trung Quốc. Về lâu dài hạn chế dần, tiến tới loại bỏ hẳn các trại lợn nuôi trong khu dân cư, chỉ tập trung phát triển các trại chăn nuôi lớn khép kín, xa khu dân cư. 

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm