| Hotline: 0983.970.780

Hiện tượng phân bón Việt Nhật và quản lý dinh dưỡng chuyên biệt

Thứ Ba 13/04/2010 , 10:34 (GMT+7)

Trong 2 năm liền, 2006 và 2007, Công ty Việt Nhật tiến hành hàng loạt thử nghiệm phân bón cho cây cao su trên diện rộng ở các tỉnh Gia Lai, Bình Dương, Bình Phước...

HIỆN TƯỢNG VIỆT NHẬT 

Thật khó có làng quê nào mà lại có cuộc sống khá giả, giàu có như ấp 5, xã Minh Thắng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Trên con đường đất đỏ um tùm cao su thấp thoáng những biệt thự nguy nga, chỉ tính riêng giá trị xây dựng đã lên tới trên cả tỷ đồng. Chủ nhân của những biệt thự đó đích thực là nông dân đi lên từ cao su. Xưa nay, cứ nghĩ rằng năng suất cao su tiểu điền thấp hơn đại điền nhưng ở đây lại trái ngược, trong lúc tập đoàn cao su phấn đấu đạt năng suất 2,5 T/ha thì ở đây nhà thấp cũng 2,5 T mủ khô/ha/năm, còn nhiều nhà đạt tới gần 3 T/ha. 

Vườn cây cao su tiểu điền ở Bình Phước

Điều đặc biệt nhất của ấp này là 100% hộ dân sử dụng phân NPK Việt Nhật. Ông Năm Thảo, người đầu tiên sử dụng phân NPK Việt Nhật ở ấp này kể, năm 2007, sau khi mua phải phân kém chất lượng, ông được cửa hàng tư vấn dùng NPK Việt Nhật “vì chưa lúc nào thấy phân này kém chất lượng”. Thấy ông Thảo sử dụng phân Việt Nhật năng suất cao, bộ lá của cây lại bền vậy là các hộ trong ấp làm theo. Từ đó, trên diện tích hơn 100 ha của các gia đình trong ấp chỉ dùng phân Việt Nhật.

Trong 2 năm liền, 2006 và 2007, Công ty Việt Nhật tiến hành hàng loạt thử nghiệm phân bón cho cây cao su trên diện rộng ở các tỉnh Gia Lai, Bình Dương, Bình Phước. Công thức thử nghiệm là NPK 15.15.15 + S với đối chứng là công thức quen thuộc được ngành nông nghiệp xưa nay khuyến cáo là NPK có tỷ lệ 2:1:2 như là 16-8-14 + 12S (cũng của Việt Nhật) và phân đơn được trộn theo tỷ lệ trên. Kết quả là công thức NPK 15.15.15 + S đưa lại hiệu quả cao nhất. Thử nghiệm tại huyện Bến Cát, Bình Dương đạt năng suất 2.864 kg/ha/năm cao hơn đối chứng 14,14% (tăng lợi nhuận 18,72%); tại Phước Long, Bình Phước năng suất đạt 2.460 kg/ha cao hơn đối chứng 14,41% (tăng lợi nhuận 17,59%); tại Đồng Xoài, Bình Phước năng suất đạt 2.057 kg/ha cao hơn đối chứng 21,09% (tăng lợi nhuận 29,62%); tại nông trường Hòa Phú (Cty Chư Păh – Gia Lai) năng suất đạt 2.382 kg cao hơn đối chứng 28,5%…

Từ kết quả thực nghiệm trên, Việt Nhật đưa ra khuyến cáo công thức bón phân cho cây cao su có tỷ lệ lân cao hơn hẳn so với khuyến cáo truyền thống như sau: 

LOẠI ĐẤT

LOẠI PHÂN VÀ LƯỢNG BÓN (KG/HA)

ĐỢT 1 (THÁNG 5)

ĐỢT 2 (THÁNG 7)

ĐỢT 3 (THÁNG 10)

ĐẤT XÁM

NPK 15-15-15+S

200 – 250 KG/HA

NPK 15-15-15+S

200 – 250 KG/HA

NPK 15-15-15+S

200 – 250 KG/HA

ĐẤT ĐỎ

NPK 15-15-15+S

200 – 250 KG/HA

NPK 16-8-14+12S

200 – 250 KG/HA

NPK 18-8-14+12S

200 – 250 KG/HA

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG CHUYÊN BIỆT SSNM - CÔNG CỤ CẦN THIẾT ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN BÓN

Tại sao công thức phân cho cây cao su có tỷ lệ NPK 1:1:1 của Việt Nhật lại có hiệu quả cao, trong lúc khuyến cáo của ngành Nông nghiệp từ trước tới nay là 2:1:2. Theo giải thích của một số nhà khoa học thổ nhưỡng, có thể sau một thời gian các đặc tính hóa lý trong đất đã thay đổi, đất bị chua đi và lượng lân bị cố định nhiều lên nên lượng phân lân bổ sung ngoài việc cung cấp cho cây còn phải cung cấp cho đất. Khuyến cáo khoa học theo công thức NPK có tỷ lệ 2:1:2 cho cây cao su của ngành Nông nghiệp được thiết lập cách đây hàng mấy chục năm nên có thể không còn chính xác.

Không phải chỉ trên cây cao su, trên mía cũng xảy ra hiện tượng tương tự. Tỷ lệ phân bón trên mía quen thuộc xưa này là NPK 2-1-3, nhưng qua thực tế nông dân lại thấy tỷ lệ trên tuy có chữ đường cao nhưng năng suất lại không tăng bao nhiêu nên hiệu quả cuối cùng không cao. Một số nông dân đã điều chỉnh theo hướng tăng lân với tỷ lệ 2 - 1,5 - 2 hoặc 2 - 1,5 - 3 thì hiệu quả hơn.

Không chỉ với các nguyên tố đa lượng mà các nguyên tố trung vi lượng cũng có sự thay đổi. Chủ nhân một vườn chanh dây ở Đà Lạt cứ than phiền hoài về việc lá chanh dây cứ bị vàng dần mặc dù ông không tiếc tiền đầu tư cho phân bón. May sao gặp được chuyên gia về thổ nhưỡng xác định nguyên nhân vàng lá là do thiếu Mg.

Việt Nam chúng ta ở vào nước nhiệt đới nên mức độ biến đổi hóa, lý tính của đất rất nhanh. Cách tốt nhất là mỗi nhà vườn thực hiện các phân tích chẩn đoán dinh dưỡng nhưng điều kiện nông dân Việt nam thì chưa thể. Theo PGS.TS Ngô Ngọc Hưng (ĐH Cần Thơ), Việt Nam (và một số nước chấu Á khác) thường khuyến cáo phân bón theo kiểu cứng nhắc và duy trì quá lâu trên một diện tích rộng lớn. Muốn nâng cao hiệu quả trồng trọt nhà nước cần có những khuyến cáo linh hoạt cho từng cây trồng trên từng cánh đồng cụ thể theo mô hình quản lý dinh dưỡng chuyên biệt SSNM (Site Specific Nutrient Management) mà các tổ chức khoa học thế giới khuyến cáo và nhiều nước đang thực hiện.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất