| Hotline: 0983.970.780

Hiệp hội TĂCN lại đấu Bộ Tài chính chuyện "bình ổn giá"

Chủ Nhật 28/11/2010 , 19:24 (GMT+7)

Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam vừa có văn bản số: 23-2010 CV/HHTA gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính kiến nghị về việc thực hiện kiểm soát giá, bình ổn giá trong TĂCN.

Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam vừa có văn bản số: 23-2010 CV/HHTA gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính kiến nghị về việc thực hiện kiểm soát giá, bình ổn giá trong TĂCN.

Theo ông Lê Bá Lịch, thực hiện QĐ số 116/2009/QĐ/TTg ngày 29/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung danh mục bình ổn giá, Bộ Tài chính ra thông báo số 284a/TB-BTC ngày 30/9/2010 đưa 10 đơn vị SXKD, XNK nguyên liệu và TĂCN phải đăng ký giá, kê khai giá theo tinh thần thông tư 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài Chính.

Tuy nhiên qua một thời gian triển khai thực hiện theo thông tư hướng dẫn của quý Bộ, các DN gặp nhiều khó khăn. Ông Lịch cho biết đến nay có 241 DN chuyên sản xuất và trên 350 DN chuyên NK nguyên liệu TĂCN, trong đó 98-99% là DNTN và cổ phần, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho trên dưới 100.000 lao động, mở ra 25-30 nghìn đại lý cấp I, cấp II và cửa hàng bán lẻ TĂCN.

Năm 2009, các DN sản xuất 11,5 triệu tấn thức ăn công nghiệp (gia súc, gia cầm, thủy sản) nhưng chỉ tự túc được 4-4,5 triệu tấn nguyên liệu trong nước, còn lại phải NK trên 6 triệu tấn nguyên liệu từ trên 40 nước bao gồm hàng trăm loại nguyên liệu khác nhau, giá trị 2,04 tỷ USD. Trong khi đó giá cả nguyên liệu hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngòai.

Trong 2 năm 2008-2009 Việt Nam bắt đầu cho NK thức ăn hỗn hợp thành phẩm vào nhằm giảm giá TĂCN trong nước. Theo đề nghị của Bộ NN- PTNT, Bộ Tài chính đã giảm thuế NK thức ăn hỗn hợp cho cá, cho tôm xuống bằng 0%; cho lợn xuống 4%. Thực tế hai năm nay, lượng thức ăn hỗn hợp NK chỉ bằng 0,3-0,4% về khối lượng và 0,1- 0,2% về giá trị so với lượng TĂCN SX trong nước.

Nhưng các DN chủ yếu NK thức ăn hỗn hợp cho tôm, rất ít thức ăn hỗn hợp cá và hầu như không nhập thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm. Theo ông Lê Bá Lịch điều đó chứng tỏ giá cả và chất lượng thức ăn SX trong nước là hợp lý so với các nước khu vực. Không thể nói giá thức ăn của ta đắt hơn các nước khu vực như một số người thiếu quan sát, thiếu thông tin lầm tưởng.

Trong khi đó DN 100% vốn Việt Nam SX, XNK nguyên liệu tự vận động, không được ưu đãi vay vốn, tất cả các DN phải đổi đôla với giá thị trường tự do, trong khi cước vận tải, cầu phà, hải quan, kiểm dịch thực vật đều tăng. Đặc biệt tỷ giá ngoại tệ thay đổi từng ngày, lãi suất vay ngân hàng lên 17-20%, buôn gì cho có lãi trả nợ cho ngân hàng.

Cũng theo ông Lịch các công thức phối chế thức ăn bao gồm vài bốn năm chục loại nguyên liệu, giá cả thay đổi từng ngày, thời tiết thay đổi theo mùa, thiết lập công thức thức ăn phù hợp với từng loại động vật rất phức tạp, từng công ty đều có bí mật công nghệ riêng…nên rất khó để lập biểu giải trình lý do điều chỉnh giá hàng hóa dịch vụ đăng ký giá.

Vì vậy Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét việc thực hiện đăng ký giá, theo quyết định 116/2009/QĐ-TTg ngày 29/9/2009 của Chính phủ đối với mặt hàng TĂCN:

- Cho các DNSXKD TĂCN được đổi đôla theo tỷ giá đô la hàng ngày liên ngân hàng công bố. Định mức ngoại tệ dành cho nhập nguyên liệu TĂCN năm 2011 là 2,5 tỷ USD.

- Cho các DNSX TĂCN được ưu tiên vay tiền theo lãi suất của các Ngân hàng có cổ phần Nhà nước như: Ngân hàng NN- PTNT, Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank)…

- Để DN dễ dàng thực hiện và áp dụng được việc thực hiện đăng ký giá, cần phải bỏ phụ lục 4 “giải trình lý do điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ đăng ký giá”. Lý do: TĂCN công nghiệp là sản phẩm trung gian, không phải là sản phẩm cuối cùng, nó có đặc thù khác sản phẩm hàng hóa khác trong bình ổn giá. Vì vậy các DN chỉ trình bày nguyên nhân điều chỉnh giá là đủ.

TĂCN có hàng trăm công thức, mỗi công thức có mấy chục loại nguyên liệu. Trong khi đó, giá và tỷ giá ngoại tệ thay đổi hàng giờ, hàng ngày. Giải trình buổi sớm, buổi chiều đã sai rồi…Vì vậy giải trình này không có ý nghĩa trong quản lý dễ tạo điều kiện cho nhóm lợi ích lợi dụng văn bản “hành” doanh nghiệp. Mỗi lần tăng giá so với giá liền kề tăng dưới 4% thì DN không phải đăng ký.

- Cho phép thực hiện điều kiện 15 ngày liên tục tăng giá bán hàng không tăng quá 15%. Để kiểm soát điều kiện này trong phụ lục 5: “Bảng kê khai mức giá cụ thể” nên thêm cột trong 15 ngày mức giá tăng bao nhiêu phần trăm.

Xem thêm
Xử phạt nhiều công ty, đại lý cung ứng phân bón giả, kém chất lượng

Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai phát hiện, xử phạt nhiều công ty, đại lý cung ứng, phân phối phân bón giả chất lượng, kém chất lượng... cho bà con nông dân.

Lộc Trời ra mắt 2 sản phẩm sinh học mới

CẦN THƠ Ngành Vật tư Nông nghiệp Lộc Trời đã chính thức công bố, ra mắt hai bộ giải pháp canh tác sinh học với các sản phẩm dành riêng cho cây lúa NEMACES và ANMITE 40SC.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm