| Hotline: 0983.970.780

Hiểu đúng về hệ miễn dịch và cách cơ thể chiến đấu chống virus

Thứ Tư 25/03/2020 , 20:30 (GMT+7)

Theo các nhà khoa học, vắc-xin là thứ duy nhất tăng cường hệ miễn dịch để ngăn ngừa nhiễm Covid-19 chứ không phải rau xanh, tập thể dục hay hoa quả...

Thế giới đang tăng tốc điều chế vắc xin chống SARS-CoV-2. Ảnh minh họa: AFP/Getty.

Thế giới đang tăng tốc điều chế vắc xin chống SARS-CoV-2. Ảnh minh họa: AFP/Getty.

Giáo sư Marc Pellegrini, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Viện Walter và Eliza Hall nói "Vắc-xin tăng cường khả năng của hệ miễn dịch để chống lại nhiễm virus”.

Rau xanh, cùng với các chất bổ sung, tập thể dục và nước ép, thường được quảng cáo là thuốc tăng cường hệ miễn dịch; nhưng theo các nhà khoa học như Pellegrini, vắc-xin là thứ duy nhất tăng cường hệ miễn dịch để ngăn ngừa nhiễm virus.

Mặc dù hiện tại không có vắc-xin tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa Covid-19, bạn có thể cố gắng giữ cho hệ thống miễn dịch của mình - và cơ thể - khỏe mạnh để có cơ hội chống lây nhiễm một cách tốt nhất.

Đây là là lí do vì sao xuất hiện những lời khuyên về chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và giấc ngủ ngon.

Nhưng trước tiên, hãy giải mã cách hệ miễn dịch của bạn hoạt động và tại sao một số người có hệ miễn dịch tốt hơn những người khác.

Điều gì xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn gặp virus?

Hệ miễn dịch của bạn được tạo thành từ các loại tế bào và phân tử khác nhau, chẳng hạn như kháng thể .

Tuyến bảo vệ đầu tiên là hệ miễn dịch bẩm sinh .

Mọi tế bào trong cơ thể bạn đều có thể tạo ra interferon - các phân tử chống virus - khi chúng phát hiện ra kẻ xâm nhập.

Giáo sư Pellegrini cho biết: "Những tế bào này sẽ bắt đầu tạo ra các phân tử chống virus vốn có của riêng chúng, chúng sẽ cố gắng ngăn chặn, ví dụ như ngăn chặn virus sao chép".

Phản ứng sẵn có này, bắt đầu ngay lập tức, tạo ra các chất gọi là cytokine (chất hoạt hóa tế bào), gây sốt và viêm các mô khi các tế bào bắt đầu chết đi.

"Đó là một cơ chế tự nhiên khiến các tế bào cố gắng chết đi nếu nhận ra rằng chúng đã bị nhiễm bệnh"

Ngoài ra còn có các tế bào bạch cầu, được gọi là tế bào giết tự nhiên, phát hiện các tế bào bị nhiễm bệnh và tiêu diệt chúng.

Tuyến phòng thủ thứ hai xảy ra trong một loạt các tế bào bạch cầu khác như bạch cầu đơn nhânđại thực bào và bạch cầu trung tính có vai trò kiểm tra môi trường, thử và phát hiện nhiễm trùng, và giải phóng hooc môn miễn dịch để thử và dự bị các tế bào khác trong trường hợp chúng bị nhiễm trùng.

Tuyến phòng thủ thứ ba là hệ miễn dịch thu được, phải mất vài ngày để khởi động. Đây là những tế bào bạch cầu như tế bào T cố gắng tiêu diệt tế bào bị nhiễm bệnh và tế bào B tạo ra kháng thể để vô hiệu hóa kẻ xâm nhập hoặc bọc chúng với một chất để chúng có thể được các tế bào T nhận ra.

Vấn đề là chúng ta không có kháng thể hoặc hệ miễn dịch thu được trong ứng phó với loại virus SARS-Cov-2.

Nếu hệ thống miễn dịch không thể ngăn chặn sự nhân lên của virus , nó sẽ hoạt động quá mức và làm tăng tình trạng viêm, đặc biệt là ở phổi, gây ra viêm phổi.

"Đây là nơi rất quan trọng giúp cơ thể chúng ta hoạt động lanh lẹ. Và phần lanh lẹ nhất của hệ miễn dịch là hệ miễn dịch bẩm sinh."

Tại sao có một số người có hệ miễn dịch yếu hơn?

Hệ miễn dịch của người già và trẻ nhỏ yếu hơn hầu hết những người khác.

"Khi bạn già đi, một số tế bào cũng già đi và trở nên ít lanh lẹ hơn trong khả năng chống lại nguy cơ nhiễm trùng."

Thông thường trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có nguy cơ cao hơn vì hệ miễn dịch bẩm sinh của chúng chưa trưởng thành, nhưng điều đó dường như không xảy ra với Covid-19 .

Những người bị suy giảm miễn dịch dễ bị nhiễm trùng hơn. Những người này gồm những người mắc bệnh hoặc đang dùng một loại thuốc ức chế hệ miễn dịch như những người mắc bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, ung thư đang trải qua hóa trị liệu và những người đã ghép tạng.

Điều gì có thể khiến hệ miễn dịch của bạn bị suy giảm?

Nếu cơ thể bạn đang chống lại nguy cơ bị nhiễm trùng, các tình trạng như bệnh tim, bệnh phổi và tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến khả năng ứng phó và hoạt động của cơ thể.

Giáo sư Pellegrini nói: "Không phải tất cả người nhiễm bệnh nghiêm trọng do Covid–19 mà chúng ta đang gặp phải là do họ có hệ thống miễn dịch hoạt động kém".

Ví dụ, nếu tim không có khả năng cung cấp oxy cho cơ thể thì nó phải đập mạnh hơn, điều này có thể gây ra cơn đau tim.

Hoặc nếu một phần của phổi bị tổn thương thì khả năng lấy oxy vào máu sẽ ít hơn.

Bị nhiễm trùng kép, chẳng hạn như cúm, cũng có thể khiến hệ thống miễn dịch của bạn khó ứng phó hơn, đó là lý do tại sao các bác sĩ khuyên bạn nên tiêm phòng cúm.

Giáo sư Pellegrini nói, căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn, mặc dù chúng tôi không chắc chắn chính xác điều này diễn ra như thế nào,.

"Nếu bạn đang bị căng thẳng tâm lý rất lớn thì nồng độ adrenaline và cortisol của bạn sẽ cao và những thứ này cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch."

Có một số thực phẩm tốt hơn cho hệ thống miễn dịch của bạn?

Giáo sư Pellegrini nói: "Bất cứ điều gì làm cho trái tim khỏe mạnh, phổi khỏe mạnh và thận khỏe mạnh, sẽ làm cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh,".

Không có chế độ ăn uống đặc biệt, ngoài việc tránh các thực phẩm có đường được chế biến quá mức.

Clare Collins, một chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Newcastle cho rằng: "Không có một loại thực phẩm nào có thể làm tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn một cách kỳ diệu".

Các chất dinh dưỡng từ một loạt các thực phẩm lành mạnh là cần thiết giúp kích hoạt cơ thể một cách tự nhiên  nhằm chống lại bị nhiễm trùng.

Bà nói, chúng ta nên ăn một loạt các loại thực phẩm có chứa vitamin A, B, C, D và E và các khoáng chất sắt, kẽm và selen.

Nguồn vitamin hữu ích

  • Vitamin A:cá có dầu, lòng đỏ trứng, phô mai, đậu phụ, các loại hạt, hạt, ngũ cốc và các loại đậu
  • Vitamin B6 (riboflavin):ngũ cốc, các loại đậu, rau lá xanh, trái cây, các loại hạt, cá, thịt gà và thịt
  • Vitamin B9 (folate):rau lá xanh, các loại đậu, quả khô và hạt khô, và bột làm bánh mì
  • B12:các sản phẩm động vật, bao gồm trứng, thịt và sữa, và cả sữa đậu nành bổ sung dinh dưỡng (kiểm tra bảng thông tin dinh dưỡng)
  • Vitamin C:cam, chanh, quả mọng, quả kiwi, bông cải xanh, cà chua và ớt
  • Vitamin D:chủ yếu là ánh sáng mặt trời, nhưng cũng được tìm thấy trong một số thực phẩm như trứng, cá, trong khi một số nhãn hiệu sữa và bơ thực vật có thể bổ sung vitamin D.
  • Vitamin E: cácloại hạt, rau lá xanh và dầu thực vật.
  • Sắt:thịt, gà và cá. Các thực phẩm chay chứa sắt bao gồm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc ăn sáng có chất sắt
  • Kẽm:hàu và hải sản khác, thịt, gà, đậu khô và các loại hạt
  • Selen: cácloại hạt, đặc biệt là quả hạch Brazil, thịt, ngũ cốc và nấm

Những vi chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong cả hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ miễn dịch thu được  trong việc sản xuất các loại tế bào khác nhau.

Thêm vào đó, vitamin A và kẽm giúp duy trì cấu trúc da và biểu mô của các cơ quan quan trọng và hệ hô hấp (là một phần của hệ thống miễn dịch bẩm sinh).

Vitamin B12 và sắt cũng rất cần thiết cho việc sản xuất huyết sắc tố mang oxy trong máu.

Vitamin C, E và selen giúp kiểm soát tình trạng viêm bằng cách làm giảm tác động của quá trình rối loạn chuyển hóa oxy được tạo ra do các gốc tự do xuyên qua thành tế bào khiến nó bị rò rỉ.

Còn việc bổ sung vitamin thì sao?

Không cần thiết phải bổ sung vitamin trừ khi bạn được bác sĩ chẩn đoán bị thiếu chất dinh dưỡng cụ thể như vitamin D, hoặc bạn có nhu cầu ăn kiêng cụ thể vì bạn đang mang thai hoặc được chẩn đoán mắc bệnh có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng như xơ nang hoặc rối loạn đường ruột.

Không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy bổ sung vitamin C có thể trì hoãn sự khởi phát của viêm nhiễm hoặc điều trị viêm nhiễm đường hô hấp.

Tập thể dục ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như thế nào?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục lâu dài có lợi không chỉ cho hệ thống miễn dịch mà còn giữ cho tim và phổi khỏe mạnh.

Có nhiều cách để thực hiện các bài tập thể dục ngay cả khi bạn không có điều kiện tham gia các phòng tập.

Nhưng hãy tập từ từ nếu bạn không quen với việc tập thể dục,.

Giáo sư Pellegrini nói: "Đừng đột nhiên cố gắng chạy marathon với suy nghĩ rằng bạn đột nhiên trở nên khỏe mạnh và kiên cường".

"Bạn sẽ dễ bị nhiễm virus hơn vì bạn đã chuyển một lượng năng lượng khổng lồ vào việc xây dựng cơ bắp và thể lực trong khi đó là nguồn năng lượng hữu ích dành cho hệ miễn dịch."

(Theo abc.net.au)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất