| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả bón phân Văn Điển cho cây thanh long

Thứ Năm 17/04/2014 , 07:01 (GMT+7)

Bón phân Văn Điển cho cây thấy cây xanh hơn, thân lá láng bóng, khỏe hơn, đỡ bị gẫy khi gió lớn, tăng khả năng chịu rét, đỡ bệnh đốm nâu thân cành, quả sai, quả to chắc và màu sắc quả đẹp hơn.

Cây thanh long có giá trị kinh tế cao, đầu ra thuận lợi nên diện tích thanh long của cả nước đang phát triển rất nhanh, nhất là những vùng trọng điểm. Nhiều nông dân các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bình Thuận đang chuyển lúa và các cây ngắn ngày khác sang trồng thanh long. Ở miền Bắc đã thử nghiệm trồng thanh long ruột đỏ thành công ở Lạng Sơn, Phủ Quỳ (Nghệ An), Hà Nội và hiện nay diện tích đang mở rộng.

Thanh long thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, dưới nơi có cường độ ánh sáng cao độ đường tăng, nhiệt độ thích hợp từ 15 – 35oC. Nếu dưới nhiệt độ đó cây sẽ chậm hoặc không sinh trưởng được do đó nên trồng theo hướng đông nam, nơi có đất đai bằng phẳng và ánh sáng nhiều. Thanh long rễ mềm, chịu hạn, kị úng nước, rễ ăn nông phân bổ ngang sâu 5-10cm. Thích hợp với đất trung tính pH: 5.5 – 6.5, đất tơi xốp, đất dốc, thoát nước tốt. Đất chua, nghèo dinh dưỡng cần bón thêm vôi và phân hữu cơ. Trong những vùng chuyên canh thanh long việc sử dụng loại phân hóa học không hợp lý và bón không đúng cách sẽ làm cho đất ngày càng thoái hóa và ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng thanh long.

Ví dụ bón nhiều đạm urê, bón phân lân hoặc phân NPK có tính chua lượng urê sử dụng không hết tồn dư trong đất dưới dạng Biôurê gây ngộ độc, phân có tính chất chua làm cho đất ngày càng chua thêm, đất ngày càng chai cứng, thoái hóa, nghèo kiệt. Với yêu cầu đất đai và chế độ dinh dưỡng như trên nên bón phân Văn Điển là phù hợp.

Phân lân nung chảy Văn Điển ngoài chất dinh dưỡng chính là lân còn có chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cây trồng và cải tạo đất như vôi (canxi), ma giê, silic, đồng, bo, mangan, sắt, kẽm, môlipđen, côban… Phân lân nung chảy có tính chất kiềm, không độc hại, không tan trong nước mà tan hết trong dịch chua của rễ cây tiết ra, nên khi bón xuống ruộng không bị rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ. Nếu cây sử dụng không hết thì phân lân nung chảy Văn Điển có tác dụng cải tạo đất làm cho đất tơi xốp, không làm cho đất chai cứng như các loại phân hóa học khác.

Bình Thuận là một trong những tỉnh có diện tích trồng thanh long lớn nhất cả nước, năm 2013 diện tích cây thanh long: 20.000ha. Ông Nguyễn Tám - PGĐ Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận: “Thanh long ưa đất thịt pha cát, ưa đất kiềm có độ pH từ 5 – 7. Nếu bón phân urê nhiều, bón phân có tính chất chua cây bị bệnh đốm trắng, đốm nâu nhiều. Nhất là những nơi sản xuất thanh long theo VietGAP phải chấp hành quy trình bón phân nghiêm ngặt vì bón sai không những ảnh hưởng tới năng suất mà còn không đạt tiêu chuẩn về chất lượng”. Huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận nơi có diện tích trồng thanh long lớn: 14.000ha.

Ông Trần Ngọc Hùng, Trạm trưởng Trạm Khuyến Nông huyện Hàm Thuận Nam, người tâm huyết, gắn bó với cây thanh long có nhận xét rất xác đáng: “Sau vài vụ bón lân có tính chất chua độ pH sẽ xuống thấp dưới 4, xảy ra hiện tượng đóng màng trên mặt làm cho đất bí. Hiện nay nông dân chuyển sang sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển bón cho mỗi trụ thanh long 1 – 2kg/năm. Nông dân ưa chuộng phân lân Văn Điển vì phân nhỏ, mịn bón vào đất phủ rơm nên cây hấp thụ dễ hơn. Loại phân Văn Điển có nhiều chất dinh dưỡng: P2O5: 15 – 17%, CaO: 28 – 34%, MgO: 15 – 18%, SiO2: 24 – 30% và các chất vi lượng: B, Mn, Cu, Co, Zn, Fe… trong phân có CaO (vôi) với tỷ lệ cao nhằm trung hòa chất chua, có MgO (ma giê) làm cho lá xanh hơn. Bón lân Văn Điển góp phần giúp cho trái tươi lâu hơn, màu sắc trái sáng bóng và đậm hơn, vỏ quả dày hơn, tai cứng không bị cúp, độ đường cao hơn”.

Ngoài sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển kết hợp hoặc thay thế bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho cây thanh long rất tốt. Loại phân Văn Điển bón cho cây ăn quả trong đó có cây thanh long là phân đa yếu tố NPK: 5 – 10 – 3 có tổng hàm lượng dinh dưỡng cao trên 58%. Ngoài các chất đa lượng là N: 5%, P2O5: 10%, K20: 3% còn có các chất trung lượng: S: 2%, MgO: 10%, CaO: 20%, Si: 15% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co... (phân có tỷ lệ vôi (CaO) cao: 20% nên cũng có tác dụng khử chua, ém phèn).

Về cách bón: Khi cây còn nhỏ dưới 3 tháng tuổi, sau trồng 2 tuần sử dụng phân NPK Văn Điển 5 – 10 – 3 để tưới 50 – 100g/trụ, tưới 10 ngày 1 lần. Cây từ 3 đến 12 tháng tăng lên 100 – 150g/trụ, tưới 15 ngày 1 lần. Khi cây 1 – 3 năm tuổi: dùng phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ 20 – 50kg/trụ/năm (tùy theo tuổi), chia làm 2 lần bón: Lần 1 khi cây chuẩn bị ra hoa rộ vào tháng 2, 3, lần 2 vào tháng 9, 10. Sau giai đoạn ra trái rộ là giai đoạn sinh cành mới và chuẩn bị nuôi trái nghịch vụ: Bón cho cây 1 – 2 năm tuổi bón phân Văn Điển NPK: 5 – 10 – 3, bón từ 500 – 1.000g/đợt, từ năm thứ 3 bón 1.000 đến 1.500g/đợt (tùy theo tuổi cây và khung tán). Bón 4 đợt trong năm vào tháng 2, 5, 8 và 11.

Trở lại miền Bắc, trang trại trồng thanh long ruột đỏ điển hình với diện tích lớn 20ha, thiết kế bài bản, có giàn tưới phun, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội trực tiếp chỉ đạo và đã cho thu hoạch hiệu quả từ vài 3 năm nay, ông Trần Việt Hùng chủ trang trại ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội: “Từ khi trồng thanh long đến nay năm nào cũng đều bón phân lân nung chảy Văn Điển. Năm 2013 cứ cách 1,5 tháng bón 0.3kg lân Văn Điển cho mỗi trụ. Bón phân vào thấy cây xanh hơn, thân lá láng bóng, khỏe hơn đỡ bị gẫy khi gió lớn, tăng khả năng chịu rét, đỡ bệnh đốm nâu thân cành, quả sai, quả to chắc và màu sắc quả đẹp hơn”.

Bón phân lân nung chảy Văn Điển cho thanh long ở trang trại của ông Hùng có hiệu quả như vậy, nhiều diện tích thanh long của miền Bắc bón phân đa yếu tố NPK 5 – 10 – 3 của công ty phân lân Văn Điển còn hiệu quả hơn vì trong phân có đầy đủ các chất dinh dưỡng cân đối, hợp lý cần thiết cho cây nhất là đáp ứng yêu cầu khử chua và tăng khả năng chụi rét vì trong phân có tỷ lệ CaO (vôi): 20%, và P2O5 (lân): 10%.

Nguyên PGĐ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất