| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả của silic trong phân bón Đầu Trâu

Thứ Sáu 10/10/2014 , 08:10 (GMT+7)

Với diện tích trồng mía toàn tỉnh Sóc Trăng ước khoảng 12.800 ha; nếu nông dân toàn tỉnh sử dụng phân bón Đầu Trâu sẽ thu được lợi nhuận hơn 6 tỷ đ/vụ.

Silic (Si) vừa có vai trò làm tăng độ bão hòa bazơ của đất, vừa là chất dinh dưỡng quan trọng, có tác dụng tăng cường khả năng chống chịu (đặc biệt là của các cây họ hòa thảo như lúa, ngơ, cao lương, kể cả cây mía), tăng khả năng sinh trưởng, cải thiện năng suất và chất lượng nông sản. Do vậy để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt cần thiết phải bón silic cho cây.

Các dạng Si hòa tan trong dung dịch đất có khả năng kết hợp với các ion sắt, nhôm và mangan tạo thành những hợp chất khó tan, nhờ vậy tránh được tình trạng cây trồng bị ngộ độc do hàm lượng sắt, nhôm và mangan quá cao trong đất chua phèn, giúp bộ rễ phát triển mạnh, giảm hiện tượng vàng lá, cháy lá do xì phèn gây ra.

Trong đất lúa nước thường chứa nhôm (Al), sắt (Fe) và mangan (Mn) dạng khử với lượng lớn, sự có mặt của Si trong cây với hàm lượng cao làm tăng khả năng đưa oxy từ lá xuống rễ, vì vậy Al3+, Fe2+ và Mn2+ được oxy hóa bởi rễ lúa chuyển thành dạng không tan và kết tủa trên bề mặt rễ, làm giảm lượng Al3+ Fe2+ và Mn2+ đi vào trong cây, tăng tính chịu phèn của cây.

13-42-28_cm113-42-28_dt_te_mi_1

Si có tác dụng làm giảm sự thoát hơi nước, tăng khả năng chịu hạn, rét, tăng sức chống chịu của cây đối với một số nấm bệnh như nấm Pyricularia oryzae (gây bệnh đạo ôn hay cháy lá), Helminthosporium oryzae (gây bệnh đốm nâu, vạch nâu), hạn chế sự phá hại của sâu đục thân, một số loài sâu miệng nhai. Đặc biệt đối với cây lúa, ngô, mía, Si giúp lá mọc thẳng đứng hơn, giảm đổ ngã do mưa gió, giúp cho việc quang hợp được hiệu quả và tăng hiệu lực của phân đạm.

Hiện nay, trong các sản phẩm chuyên dùng cho một số cây trồng có nhu cầu silic cao như lúa, bắp, mía đều được Cty CP Phân bón Bình Điền bổ sung lượng silic theo đúng nhu cầu của từng loại cây như Đầu Trâu CM1, Đầu Trâu TE Mía 1 và Đầu Trâu TE Mía 2; Đầu Trâu TE Lúa 1, Đầu Trâu TE Lúa 2, Đầu Trâu TE-01, Đầu Trâu TE-02, Đầu Trâu Agrotain Lúa 1, Đầu Trâu Agrotain Lúa 2, Đầu Trâu CB1, Đầu Trâu CB2, Đầu Trâu CB3...

Trên cây lúa của các tỉnh ĐBSCL, vụ ĐX 2010-2011, các loại phân bón Đầu Trâu chuyên dùng cho lúa có chứa Si trong thành phần dinh dưỡng đã làm tăng năng suất lúa trung bình từ 15 - 20%, so với tập quán bón phân trước đây của nông dân.

Trên ruộng lúa của ông Trần Văn Giây, ấp Quy Lân 3, xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ), trong vụ ĐX 2010-2011 sử dụng phân bón Đầu Trâu Agrotain lúa 1, 2 trên giống lúa OM 6976 đã cho năng suất 8,5 tấn/ha, cao hơn tập quán bón phân của bà con là 300 kg/ha, đáng chú ý là đã giảm được hơn 2 triệu đồng thuốc BVTV cho 1 ha (trung bình nông dân phải chi phí khoảng 5 triệu đồng thuốc BVTV cho 1 ha).

Trên cây mía, theo cảm nhận và đánh giá của ông Nguyễn Chí Trai, Phòng Nguyên liệu NM đường Phổ Phong (Quảng Ngãi), với lượng bón từ 650 - 700 kg/ha loại phân bón Đầu Trâu CM1 chuyên dùng cho mía có chứa Si đã làm cho cây mía sinh trưởng mạnh hơn, vươn lóng nhanh hơn từ 18 - 20%, lá đứng, cứng cây hơn, màu lá không xanh đậm, tỷ lệ sâu bệnh giảm từ 15 - 18% so với lô bón phân không có chất silic, tiết giảm được chi phí cho thuốc BVTV từ 15 -18% so với tập quán của vùng.

Tương tự, theo ông Nguyễn Trọng Vĩnh, Phòng Nguyên liệu NM đường An Khê (Gia Lai), với lượng bón từ 650 - 750 kg/ha loại phân bón Đầu Trâu CM1, cây mía sinh trưởng mạnh và đều hơn, lá đứng, cứng hơn, màu lá không xanh đậm, tốc độ tăng cao nhanh hơn từ 15 - 18%, chịu hạn tốt hơn, tỷ lệ bệnh đỏ thân, sâu đục thân giảm so với bón phân theo tập quán từ 13 - 15%.

Theo kết quả trình diễn phân bón Đầu Trâu TE Mía 1 và Đầu Trâu TE Mía 2 cho mía trên các giống VD 86,VD 368, QĐ 11, QĐ 13, ROC 16, ROC 22, K 88-94… tại huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) niên vụ 2010-2011 cho thấy, với lượng bón 400 - 450 kg Đầu Trâu TE Mía 1 và 300 - 350 kg Đầu Trâu TE Mía 2 cho 1 ha đã làm tăng năng suất 15,38%, chữ đường tăng 37,5%, chi phí phân bón giảm 2.407.150 đ/ha, tổng lợi nhuận cao hơn đối chứng là 4.820.150 đ/ha.

Với diện tích trồng mía toàn tỉnh Sóc Trăng ước khoảng 12.800 ha; nếu nông dân toàn tỉnh sử dụng phân bón Đầu Trâu sẽ thu được lợi nhuận hơn 6 tỷ đ/vụ.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất