| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả hầm biogas đã rõ ở Nam Định

Thứ Năm 17/08/2017 , 08:05 (GMT+7)

Từ khi dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) được triển khai, đến nay huyện Hải Hậu (Nam Định) có khoảng 1.200 công trình khí sinh học xây lắp và đi vào hoạt động, hạn chế ô nhiễm môi trường chăn nuôi.

Ông Vũ Văn Triển, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hải Hậu cho biết: Mỗi năm, huyện Hải Hậu SX gần 24 nghìn tấn thịt hơi xuất chuồng các loại. Toàn huyện có 48 trang trại, 583 gia trại lợn; 72 trang trại và 387 gia trại gia cầm, do vậy lượng chất thải trong chăn nuôi khá lớn.

13-29-40-nh10102954
Ông Nguyễn Văn Chanh bên hầm biogas của gia đình

Để đảm bảo vệ sinh môi trường chăn nuôi, tất cả các trang trại, gia trại trên địa bàn huyện đã xây dựng hầm biogas. Hiện toàn huyện có 1.195 công trình khí sinh học thuộc dự án LCASP. Trong đó bể gạch là 425, bể nhựa là 770.

“Là huyện nông thôn mới nên vấn đề môi trường phải được đặt lên hàng đầu, những hộ nào đã chăn nuôi là phải xây dựng hầm biogas. Tất cả các chủ trang trại, gia trại phải có giấy cam kết với UBND xã về vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường, hộ nào để xảy ra ô nhiễm là phải nhắc nhở hoặc xử phạt hành chính như đã cam kết”, ông Triển quả quyết.

Là người có nhiều năm gắn bó với nghề chăn nuôi lợn, ông Nguyễn Văn Chanh ở xóm 3, xã Hải Sơn cho biết: “Mỗi lứa nhà tôi thường nuôi khoảng 100 con lợn thịt, vì thế mỗi ngày lượng chất thải ra rất nhiều, nếu không có hầm biogas xử lý chất thải thì ô nhiễm môi trường trầm trọng”.

Trước kia, chưa có hầm biogas, gia đình ông xử lý chất thải của lợn xuống một cái hầm tạm bợ, nhưng chỉ được một thời gian, chất thải trong hầm đầy lên và tràn ra ngoài, bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng sức khỏe đến các gia đình xung quanh.

Năm 2016, được dự án LCASP hỗ trợ 3 triệu đồng, ông Chanh đã đầu tư thêm hơn 10 triệu đồng để xây hầm biogas thể tích 15,2m3. Chất thải của lợn đều được đưa xuống hầm biogas nên không còn bốc mùi hôi thối.

“Nước thải đã qua xử lý hầm biogas được tái sử dụng, tôi dùng để tưới cho cây trồng còn cặn bã từ hầm biogas cũng là một loại phân hữu cơ vi sinh rất tốt nên tôi dùng bón cho cây trồng, rau màu tại vườn nhà”, ông Chanh vui mừng.

Cũng theo ông Chanh, nhờ có hầm biogas, chuồng trại luôn sạch sẽ, người dân sống quanh khu vực này không còn phản ánh về mùi hôi thối bốc ra từ chuồng lợn nhà ông nữa.

Ngoài hiệu quả khi tiết kiệm được phân bón, khí sinh học từ hầm biogas còn được gia đình ông sử dụng để nấu cám cho lợn, gia đình ông không phải mua củi, trấu về nấu cám nữa. Theo tính toán của ông Chanh, bình quân mỗi tháng gia đình ông tiết kiệm được khoảng 300 nghìn đồng tiền gas.

Rời trang trại chăn nuôi của ông Chanh, chúng tôi sang gia đình anh Trần Văn Long ở xóm 4, xã Hải Sơn. Theo anh Long, năm 2015, gia đình anh xây hầm biogas thể tích 9,2m3 với tổng số vốn là hơn 10 triệu đồng (trong đó dự án hỗ trợ 3 triệu đồng còn lại gia đình anh bỏ tiền túi - PV).

Từ khi đưa hầm biogas vào sử dụng, hàng tháng gia đình anh tiết kiệm được khoảng 200 nghìn đồng tiền gas, vấn đề môi trường cũng được cải thiện, chuồng nuôi không còn bốc mùi hôi thối. Mỗi lứa, gia đình chỉ nuôi khoảng 15 con lợn nên khí sinh học cũng vừa đủ cho nấu nướng.

Ông Nguyễn Văn Mục, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Sơn cho hay: Từ khi dự án LCASP được triển khai, người dân nơi đây cũng đẩy mạnh việc xây dựng hầm biogas để đảm bảo vệ sinh môi trường. Các hộ chủ yếu xây dựng hầm biogas có thể tích từ 9 - 15m3, nguồn khí sinh ra từ hầm được họ tận dụng làm chất đốt để nấu nướng. Toàn xã có khoảng 100 công trình hầm biogas.

Ông Nguyễn Trọng Tấn, điều phối viên dự án LCASP tỉnh Nam Định cho biết, toàn tỉnh có khoảng 800 nghìn con lợn; 7,2 triệu con gia cầm; 40 nghìn con trâu bò. Mỗi năm có khoảng 1,5 triệu tấn chất thải chăn nuôi. Trong đó, chất thải của lợn là 1,1 triệu tấn (chiếm hơn 70%) còn lại là trâu bò và gia cầm.

“Từ khi triển khai dự án LCASP đã mang lại hiệu quả rất tốt cho người chăn nuôi, thứ nhất là đảm bảo vệ sinh môi trường, thứ hai là tiết kiệm được kinh tế cho gia đình”, ông Tấn bộc bạch.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Bảo tồn, phát triển cây đào chuông tại Tây Yên Tử

BẮC GIANG Đào chuông phân bố ở các vùng núi cao từ 800m trở lên như Tây Yên Tử (Bắc Giang, Quảng Ninh), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm