| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả nuôi cá lồng tại hồ chứa nước Hội Sơn

Thứ Hai 22/07/2019 , 09:40 (GMT+7)

Tận dụng mặt nước trong hồ chứa nước Hội Sơn, thời gian qua, xã Cát Sơn, huyện Phù Cát (Bình Định) đã khuyến khích người dân đầu tư nuôi cá lồng bè tại hồ chứa nước.

10-35-27_ong_ho_vn_khuong_dng_cho_c_n
Ông Hồ Văn Khương (thôn Hội Sơn, xã Cát Sơn) đang cho cá ăn.

Ông Nguyễn Thanh Sang, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Sơn cho biết: “Đến nay, tại hồ Hội Sơn có 2 bè với 48 ô nuôi, chủ yếu là cá điêu hồng, cá trê lai, thác lác cườm. Theo các hộ nuôi, nguồn nước tại hồ Hội Sơn sạch, có dòng nước chảy nên cá nuôi ít dịch bệnh, phát triển nhanh và cá khi thu hoạch có màu đẹp, thịt dai, ngon nên được thị trường ưa chuộng”.

Gia đình ông Hồ Văn Khương ở thôn Hội Sơn, xã Cát Sơn đầu tư 23 ô nuôi cá điêu hồng, mỗi ô có diện tích 20m2, sâu 2m. Theo đó, mỗi ô ông thả nuôi 3.000 con cá giống. Nhờ lựa chọn con giống kỹ, sạch bệnh, nguồn nước sạch, không có sán ký sinh và tích cực chăm sóc, theo dõi và phòng trừ bệnh kịp thời nên cá nuôi sinh trường phát triển tốt.

Mỗi ô nuôi sau thời gian 4,5 tháng thì thu hoạch từ 1 - 1,3 tấn cá tùy theo thời tiết, trọng lượng khoảng 0,8kg/con, giá bán 35 - 40 ngàn đồng/kg, thu nhập khoảng 40 triệu đồng, sau khi trừ chi phí con giống, thức ăn ông thu lãi từ 8 - 10 triệu đồng/ô nuôi. Như vậy, với 23 ô nuôi, mỗi lứa ông lãi từ 180 - 230 triệu đồng và trên 500 triệu đồng/năm.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm