| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả tưới ngập khô xen kẽ

Thứ Sáu 16/08/2019 , 08:00 (GMT+7)

Áp dụng kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ (AWD) trên đất lúa, do Chi cục Trồng trọt và BVTV Bạc Liêu thực hiện đạt hiệu quả, thuyết phục nông dân làm theo.

Theo cán bộ kỹ thuật Chi cục Trồng trọt - BVTV Bạc Liêu Nguyễn Hồng Khiêm, qua mô hình đã rút ra các vấn đề cần quan tâm khi áp dụng kỹ thuật AWD, như: Làm đất có 3 yếu tố cơ bản, cần trang bằng mặt ruộng để đảm bảo hiệu quả tiết kiệm nước. Đắp bờ bao kỹ lưỡng để tránh thất thoát nước. Kênh cấp và tiêu thoát nước hoàn chỉnh.

Chọn sử dụng giống lúa xác nhận. Phương pháp gieo sạ: sạ hàng (hoặc gieo - cấy). Lượng giống bình quân: 100 - 120 kg/ha (cấy 40kg/ha).

Bón phân cân đối, giảm lượng đạm sử dụng theo bảng so màu lá lúa. Quản lý dịch hại: Sử dụng thuốc có độ độc thấp theo nguyên tắc 4 đúng, giúp bảo vệ thiên địch, giảm áp lực sâu bệnh.

Đặc biệt trong quản lý nước tưới ngập khô xen kẽ, hướng dẫn nông dân cách đặt ống theo dõi mực nước trên ruộng và nhận diện sâu bệnh. AWD khuyến cáo bơm nước khi mực nước thấp hơn 10 cm so với mặt ruộng để hạn chế nhiễm phèn.

Trong các giai đoạn sinh trưởng cây lúa: Từ 0-10 ngày sau sạ (NSS), 10-30 NSS, 30-40 NSS, 40-55 NSS, 55-65 NSS. Các cán bộ BVTV thực hiện ruộng mô hình ghi nhận kết quả quá trình sinh trưởng cây lúa, cho biết: Từ 7-10 NSS số chồi/m2 có sự khác biệt, khoảng 400 chồi/m2, so ít hơn 140 chồi với mô hình ruộng đối chứng 540 chồi/m2.

Giai đoạn từ ngày 30-40 ngày sau sạ (NSS) ruộng mô hình có 920 chồi/m2, ít hơn 150 chồi (mô hình ruộng đối chứng 1.070 chồi/m2).

Giai đoạn từ 55-60 ngày ruộng mô hình số chồi vượt lên 690 chồi/m2, chỉ ít hơn 40 chồi (ruộng đối chứng có 730 chồi/m2) và đến giai đoạn 65-90 ngày sự chênh lệch số chồi giữa ruộng lúa mô hình và đối chứng không đáng kể, vào khoảng 5-10 chồi/m2.

Kỹ thuật lắp đặt ống nhực PVC khoét lỗ, lắp đặt trên mặt đất ruộng.
Cách khoét lỗ trên ống nhựa PVC.
 Hướng dẫn nông dân lắp đặt ống theo dõi mực mước ruộng.
Lắp đặt ống nhựa trên mặt ruộng.
Mô hình tưới ngập khô xen kẽ.

Bên cạnh đó kết quả số bông lúa so sánh giữa ruộng mô hình và ruộng đối chứng gần như không có sự khác biệt lớn. Số hạt chắc trên bông: Ruộng mô hình 82 hạt/bông, ruộng đối chứng chỉ 74 hạt/bông trong khi số hạt lép/bông bằng nhau (12 hạt/bông).

Kết quả năng suất thực tế lúa ruộng mô hình đạt 7,1 tấn/ha, ruộng đối chứng đạt 6,6 tấn/ha, chênh khoảng 500 kg/ha, con số rất có ý nghĩa.

Hơn nữa, theo dõi quá trình sinh trưởng cây lúa còn cho thấy: Lúa trên ruộng mô hình tỷ lệ đổ ngã thấp hơn ruộng đối chứng. Mật số rầy nâu trên ruộng mô hình bình quân 846 con/m2, thấp hơn so với ruộng đối chứng bình quân 1.330 con/m2. Tỷ lệ bệnh đạo ôn gây hại trên lúa của ruộng mô hình (bình quân 13%) thấp hơn so với ruộng đối chứng (bình quân 25%).

Về các chỉ tiêu cơ bản đối chiếu giữa diện tích ruộng mô hình 14 ha cao hơn 1,8 ha so với ruộng đối chứng 12,2 ha. Nhưng lượng gieo sạ ruộng mô hình trung bình 99 kg/ha, còn ruộng đối chứng lên đến 147 kg/ha. Tổng lượng phân bón trung bình của ruộng mô hình 424 kg/ha, giảm hơn 38 kg/ha so ruộng đối chứng (462 kg/ha).

Tổng số lần phun thuốc và bơm nước trung bình trên ruộng mô hình 6 lần/vụ trong khi ruộng đối chứng khoảng 9 lần/vụ. Tổng chi phí SX ruộng mô hình là 19,2 triệu đ/ha và ruộng đối chứng 22,2 triệu đ/ha. Giá thành SX ruộng mô hình 2.710 đ/kg, còn ruộng đối chứng 3.436 đ/kg. Tổng thu ruộng mô hình đạt trên 38 triệu đ/ha và ruộng đối chứng là 35,2 triệu đ/ha. Sau cùng lợi nhuận ruộng trong mô hình thu 18,7 triệu đ/ha và ruộng đối chứng thu 12,4 triệu đ/ha. Lợi nhuận ruộng mô hình cao so với ruộng đối chứng 6,26 triệu đ/ha.

Qua thực tế trên đồng ruộng kỹ thuật AWD giúp nông dân giảm được số lần bơm nước bình quân 3 lần/vụ lúa mà không làm ảnh hưởng đến năng suất.

Kỹ thuật AWD kết hợp giải pháp kỹ thuật trên nền 1 phải 5 giảm giúp nông dân tiết kiệm bình quân từ 4 - 6 triệu/ha. Tuy nhiên điều cần lưu ý, nông dân áp dụng kỹ thuật AWD vừa qua gặp khó khăn là do hệ thống kênh mương tưới tiêu chưa chủ động, nhiều nơi ruộng phía trong phải bơm chuyền. Ruộng chưa bằng phẳng, mặt bằng ruộng đa số chưa được cải tạo nên việc áp dụng AWD còn gặp nhiều hạn chế.

AWD có hiệu quả cao vụ ĐX, nhưng khó áp dụng vụ HT và TĐ do mưa nhiều, không chủ động tiêu thoát nước. Mặt khác, phần lớn nông dân còn quen với tập quán sạ dày, bón thừa phân đạm, phun thuốc BVTV nhiều lần, tưới nước định kỳ khi ruộng vừa cạn nước.

 

Xem thêm
Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác IUU

Mục đích của Chương trình hành động là xác định chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.