| Hotline: 0983.970.780

Hình ảnh lão nông 70 tuổi thích trồng hoa kiểng màu tím, thu tiền tỷ

Thứ Năm 24/01/2019 , 13:05 (GMT+7)

Đó chính là ông Trần Văn Tiếp, 70 tuổi ở ấp Khánh Hòa, xã Tân Khánh Đông, TP. Sa Đéc - Đồng Tháp là người thích trồng, kinh doanh hoa kiểng màu tím độc lạ mỗi năm thu khoảng 15 tỷ đồng.

Đến làng hoa Sa Đéc tìm nhà ông Tiếp rất dễ vì sự ấn tượng với du khách là từ trong ra ngoài tại khu vực trồng hoa kiểng đều tất trang trí bằng các màu sắc. Được xem là có một không hai ở làng hoa Sa Đéc là ông Tiếp rất thích hoa có bông tím, lá cành màu tím. Trước cổng nhà ông trồng 2 chậu lan tím, trong sân nhà 2 chậu tuyết sơn phi hồ có cánh hoa màu tím. Sở thích ấy kéo theo cả việc căn nhà ở ông cũng sơn màu tím, hàng rào sơn màu tím, áo mặc cũng màu tím, điện thoại xài cũng màu tím, dép màu rím, kính đeo cũng màu tím, bàn uống trà tiếp khách cũng màu tiếm…

Ông Tiếp kể, trước kia là thấy giáo dạy cấp hai ở TP.HCM tình cờ về quê Sa Đéc thấy một cô gái mặc áo dài màu tím đi trong vườn hoa hồng từ đó ông yêu cô gái này và cưới làm vợ. Cũng chính từ đó ông Tiếp đã yêu màu tím cho đến ngày hôm nay
Từ khi ông Tiếp cưới vợ, ông bỏ nghề giáo về quê lập nghiệp trên mảnh đất 5 công chuyên trồng hoa, kiểng bán trong nước và xuất khẩu
Ông Tiếp thổ lộ, lạ lắm, bao năm gắn bó với hoa, kiểng ngắm sắc và ngửi hương hoa như giúp ông khỏe khoắn thêm, xua đi bệnh tật nên ít ốm đau
Ở tuổi 70 ông vẫn mạnh khỏe mạnh như thanh niên, suốt ngày chăm sóc hoa không chán, không mệt. Cùng làm việc với ông có gần 15 công nhân làm việc giúp ông chăm sóc hoa kiểng
Ấn tượng cho du khách ghé vườn hoa kiểng của ông Tiếp, từ trước đến sau là vườn hoa độc sắc màu tím. Từ tím đậm hoa mua, đến sắc tím ngọt ngào của những giò lan nở rộ. Nhìn lên nhất là chòm dây leo có hoa tím hồng các kiểu

Không gian tiếp khách đến tham quan và mua mua kiểng tại nhà ông Tiếp tất cả trang trí bằng màu tím
Ngoài ra, tại đây còn có những cây ổi giống tím - loại cây một thời được người dân khắp nơi săn lùng - mà ông là người đầu tiên cho cây bén rễ xứ hoa. Điều quý nhất, một giống cây ông trồng thành công có màu tím là cả làng hoa có thêm sắc màu mới
Cùng với các sản phẩm hoa kiểng màu tím sẽ lên chậu và được thiết kế kiểu dáng để trở thành sản phẩm ấn tượng cho mùa Tết năm nay

Căn nhà ông Tiếp mới xây xong gần 1 tỷ đồng, tất cả vật dụng từ trong ra ngoài đều trang trí bằng màu tím
Đặc biệt năm nay, ông Tiếp đưa ra thị trường tết khoảng 600 chậu dưa Nam Mỹ Pepino màu tím (tên gọi dưa tí hon) bán giá giao động từ 250.000 – 300.000 đồng/cây (tùy cây đẹp xấu)
Chưa dừng lại đó, ông Tiếp còn trồng 600 chậu lúa tím, đây là loại giống lúa có nguồn gốc từ Nhật, toàn bộ thân, lá và hạt đều màu tím. Giống lúa này trồng trong chậu 85 ngày ra bông, rất đẹp mắt, ông dự kiến tết năm nay bán giá từ 100.000 – 150.000 đồng/chậu
Ngoài hoa, ông Tiếp còn trồng giống sả kỳ lạ có mùi thơm gấp nhiều lần sả thường. Năm nay ông đưa sả vào chậu làm kiểng phục vụ thị trường tết
Về làng hoa Sa Đéc, phần lớn các giống hoa có sắc tím thường gắn với tên ông, bởi chính ông là người đầu tiên trồng và chuyển giao công nghệ
Mới đây ông đã thành lập Hội quán nông dân “tôi yêu màu tím” có gần 15 người đến tham gia cùng chia sẻ thông tin về kỹ thuật trồng và tiệu thụ hoa kiểng cho thị trường

Xem thêm
Việt Nam có 9 giống gạo thơm được miễn thuế sang EU

Việt Nam có 9 giống gạo thơm được miễn thuế sang EU. Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 20.000 đồng một trái dừa xiêm ngày nắng nóng. Đồng Tháp sẽ tổ chức Hội thảo khoa học về Sen.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Câu chuyện vượt nắng, thắng hạn: Nhìn từ Sóc Trăng

SÓC TRĂNG Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Sở NN-PTNT tăng cường công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, để giảm thiểu rủi ro sản xuất nông nghiệp trong mùa khô năm nay.

Thu lợi gấp 5 nhờ trồng chanh dây hữu cơ

Đắk Lắk Thành viên HTX Nông nghiệp Dịch vụ Thương mại xã Ea H’Đing, huyện Cư M’gar, tổ chức trồng chanh dây hữu cơ xuất khẩu châu Âu cho thu nhập gấp 5 lần so với mô hình truyền thống.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm