| Hotline: 0983.970.780

Hình thành nhiều chủ ruộng trẻ

Thứ Ba 27/09/2016 , 08:54 (GMT+7)

Tích tụ ruộng đất đã thực sự trở thành phong trào ở Vũ Thư. Đến giữa tháng 5/2016 đã có 52 mô hình tích tụ ruộng đất (quy mô 2ha trở lên) với tổng diện tích quy tụ 190ha.

Rất nhiều chủ ruộng lớn đã hình thành, trong đó chủ yếu là người trẻ tuổi như: Trần Duy Quỳnh (13ha trang trại tại xã Vũ Vân), Nguyễn Thành Tài (12ha lúa tại xã Việt Hùng). Đàm Đức Luyện (10,5ha ngô, dưa lê tại xã Việt Hùng); Hoàng Bá Toản (4,2ha dưa lê tại xã Việt Hùng)…

Ông Đỗ Văn Đồng, Phó phòng nông nghiệp huyện Vũ Thư chia sẻ: Hầu hết các “đại điền chủ” đều được UBND huyện hỗ trợ mời gọi doanh nghiệp tìm đầu ra cho sản phẩm.

Tùy từng loại đồng đất và nhu cầu của chủ ruộng, chúng tôi sẽ cung cấp giống (miễn phí), thậm chí cử cán bộ kỹ thuật xuống đồng hướng dẫn họ thực hành sản xuất. Đồng thời, mỗi hộ tích tụ ruộng đất từ 2ha trở lên sẽ được hỗ trợ 1.400.000 đồng/ha.

Ví dụ, nhà ông Vũ Khắc Bằng ở xã Tân Hòa, có diện tích hàng chục ha, năm ngoái được huyện hỗ trợ hàng ngàn cây ổi giống. Anh Hoàng Bá Toản được hỗ trợ các loại giống dưa siêu cao cấp như (Kim Cô Nương, Hoàng Hậu, dưa lưới) đem lại thu nhập cao gấp hàng chục lần trồng lúa.

Một cá nhân ở xã Hiệp Hòa vừa tích tụ được 5,4ha ruộng. Sau khi làm xong vụ lúa (cấy giống hạt tròn của Nhật), người phụ nữ này muốn trồng bí xanh để xuất khẩu. Phòng nông nghiệp đang tham mưu cho huyện hỗ trồng bí xanh 1.960.000 đồng/ha.

Hiện tại, có nhiều doanh nghiệp đang đặt hàng huyện Vũ Thư để thuê hàng trăm hec-ta ruộng (chẳng hạn như Tập đoàn Hòa Phát…), nhưng để gom được diện tích lớn như vậy là rất khó. Quan trọng nhất là chính quyền xã và chính quyền cơ sở phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thì mới được, không thể chỉ đạo bằng mệnh lệnh hành chính.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm