| Hotline: 0983.970.780

"Hiu hắt" làng nghề truyền thống

Thứ Hai 05/12/2011 , 10:27 (GMT+7)

Tính đến nay, làng nghề đúc gang ở xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đã có không dưới 300 năm tuổi.

Tính đến nay, làng nghề đúc gang ở xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đã có không dưới 300 năm tuổi. Những sản phẩm của làng nghề không chỉ được thị trường trong nước ưa chuộng mà còn xuất sang tận Châu Âu. Nhưng hôm nay, làng nghề đang teo tóp dần, những người thợ không còn mặn mà với nghề ông cha để lại nữa.

BẤT HỢP LÝ!

Dạo một vòng quanh làng nghề, tôi thấy cảnh hiu hắt bao trùm các ngõ xóm. Những lò đúc nguội lạnh, im lìm. Thanh niên trai tráng đi làm, thôn xóm giờ đa số là trẻ em, phụ nữ và những lão nghệ nhân lớn tuổi. Theo chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân đúc gang Lê Văn Út, Chủ nhiệm HTX Trọng Nghĩa, gặp ông đang “thảnh thơi” ngồi uống trà trước sân với nét mặt trầm ngâm.

Ông Út cho biết hiện nay, toàn xã Thạch Phú chỉ còn 9 cơ sở đúc gang, phần lớn là cha truyền con nối. Cách đây 5 - 7 năm, số lao động làm nghề đúc gang đã ít, khoảng 200 người, bây giờ còn ít hơn, giảm 1 nửa. Hầu hết lao động trẻ đã bỏ nghề cha truyền con nối để đi làm công nhân tại các công ty, xí nghiệp, chỉ còn những người lớn tuổi, nặng lòng với nghề nên không nỡ bỏ. “Tôi đã gắn bó cả đời với nghề đúc gang này nên không nỡ bỏ chứ anh tính thời buổi này mà thu nhập bình quân chỉ chừng 1,5 triệu đồng/tháng thì lấy gì mà ăn? Nghề đúc gang vất vả, cực nhọc là thế, nhưng tất cả những người gắn bó với nghề đều nghèo. Khi lửa lò sáng, bà con mới có tiền tiêu xài, lửa lò nguội cũng là lúc khó khăn, thiếu thốn ập đến. Nghĩa là làm được bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu”.

Theo ông Út, do không có vốn đầu tư thiết bị gia công chi tiết, nên các cơ sở đúc gang của làng nghề chỉ làm được sản phẩm “thô” rồi giao cho cơ sở khác gia công với giá rẻ mạt. “Một chiếc poly, chúng tôi đúc “thô” rồi bán cho Chợ Lớn với giá 10.000 đồng/chiếc, họ mang về gia công thêm một số chi tiết đơn giản là trở thành sản phẩm “tinh”, bán ra thị trường với giá từ 22 – 25 ngàn đồng. Tôi tính toán, trừ chi phí gia công, vận chuyển thì thấy họ lãi ròng từ 10 - 15 ngàn đồng/chiếc. Trong khi mình chỉ lãi 3 – 4 ngàn đồng/chiếc. Nói cách khác là, nếu chỉ dừng lại ở đúc “thô” thì một ký gang lãi 250 đồng, nhưng nếu làm được đến khâu cuối, cho ra thành phẩm thì lãi từ 800 – 1.000 đồng. Mình làm cực khổ mà cuối cùng để người ta hưởng hết”.

Ông Trương Tấn Thọ, chủ cơ sở đúc gang ở ấp 2, tâm sự: “Tôi gắn bó với nghề đúc gang từ 40 năm nay, chưa khi nào thấy nghề suy yếu như hiện nay. Vào những năm 2005 - 2006, trung bình một tháng cơ sở tôi xuất đi 3 - 4 lô hàng, giờ chỉ còn 1. Không những thế, số lượng hàng mỗi đợt xuất cũng giảm một nửa. Bên cạnh những khó khăn về đầu ra, giá nguyên liệu, công thuê thợ hiện tăng gấp 2 - 3 lần, trong khi sản phẩm bán ra chỉ tăng 5 - 6%, có những lô hàng tôi chịu lỗ hoặc huề vốn”.

MAI NÀY, LIỆU CÓ CÒN LÀNG NGHỀ?

Nghề đúc gang tại xã Thạnh Phú (xưa kia là làng Bình Thạnh, Tổng Phước Vĩnh Hạ) do ông tổ họ Đào truyền lại. “Gia sản” ban đầu của ông tổ là một đôi bễ thổi lửa, một lò nấu gang, vài khuôn đất sét, nhiên liệu dùng để đốt lò nấu gang là than gỗ. Sản phẩm ban đầu là những công cụ sản xuất đơn giản như lưỡi cày, lưỡi mai, nồi, chảo… Dần dần, nghề đúc gang phát triển mạnh và lan sang các làng bên như Tân Phong, Bình Thành, Bình Lợi, Bình Ý… Có lúc cao điểm lên tới hơn trăm lò. Hiện nay, cứ đến ngày mồng 2 tháng 2 âm lịch hàng năm, các nghệ nhân và những thành viên của làng nghề lại tập trung tại nhà thờ tổ của ông Đào Văn Tham để cúng tổ và ôn lại truyền thống làng nghề.

Ông Út ngậm ngùi nhớ lại: “Năm 2008, tôi có tham dự hội chợ ngành nghề, giới thiệu sản phẩm truyền thống. Khi đó khách nước ngoài đến tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm đúc gang của làng nghề rất đông.

Sau hội chợ, rất nhiều khách hàng nước ngoài liên hệ ký hợp đồng làm ăn, nhưng sau khi tìm đến HTX tham quan cơ sở xong, họ “lặng lẽ ra đi”, không hồi âm. Cũng đúng thôi, cơ sở chật hẹp, thiết bị lạc hậu thế này, làm sao đủ tin tưởng để họ giao một đơn hàng trị giá cả tỷ đồng được. Chúng tôi đã đánh mất nhiều cơ hội làm ăn chỉ vì không có vốn đầu tư cơ sở, trang thiết bị”.

Ông Út bảo: “Bây giờ, chúng tôi đúc bằng khuôn cát nên sản phẩm đa dạng lắm, có thể lên đến hàng trăm, đếm không hết đâu”. Nói rồi ông dẫn chúng tôi đến khu vực nhà kho chứa các sản phẩm lưu mẫu, cả một căn phòng chứa đầy các loại sản phẩm gang như puli xay lúa, phụ tùng máy ép gạch, máy nổ, máy bơm nước, nhông gang, trục cầu, chân đế máy…

Nhằm khôi phục và phát triển làng nghề đúc gang truyền thống Thạnh Phú, tỉnh Đồng Nai đã giao huyện Vĩnh Cửu lập dự án cụm công nghiệp ở xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu), tập trung các làng nghề. Chính vì dự án này, năm 2006, HTX Cơ khí Trọng Nghĩa do nghệ nhân Lê Văn Út làm chủ nhiệm đã ra đời, chuẩn bị vào khu tập trung, có điều kiện đầu tư, mở rộng sản xuất. HTX ban đầu có 7 thành viên, vốn điều lệ 700 triệu đồng. Số vốn này hầu hết là vốn huy động hoặc vay, phải trả lãi. Nhưng đã 6-7 năm nay, dự án cụm công nghiệp Tân An còn đang nằm trên… giấy. Không có mặt bằng, không thể đầu tư, mở rộng sản xuất, trong khi lãi vay vẫn phải trả. Cuối cùng, ai cũng nản, xin rút vốn, hiện nay HTX Trọng Nghĩa chỉ còn… duy nhất ông Chủ nhiệm! “Tôi làm đơn xin giải thể HTX nhưng huyện không cho. Họ bảo đây là HTX làng nghề truyền thống, giải thể thì biết ăn nói thế nào với tỉnh? Thế là họ cứ “ngâm” cho đến nay”, ông Út nói.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm