| Hotline: 0983.970.780

HLV Đặng Phương Nam: 'Chưa bao giờ Việt Nam pressing tầm cao hay đến thế'

Thứ Sáu 17/08/2018 , 15:23 (GMT+7)

Cựu tuyển thủ Việt Nam đánh giá cao lối chơi hiện đại mà HLV Park Hang-seo áp dụng trong chiến thắng 2-0 trước Nepal tối 16/8.

Dù là cầu thủ tấn công, Quang Hải rất tích cực tranh cướp bóng với cầu thủ Nepal ngay từ phần sân đối phương. Ảnh: Đức Đồng.

- Theo ông, đâu là điểm ấn tượng nhất trong chiến thắng của Việt Nam trước Nepal?

- Chưa nói đến chuyện chênh lệch trình độ, nhưng thú thật là chưa bao giờ tôi thấy một đội bóng của Việt Nam chơi pressing tầm cao hay thế. Các cầu thủ giữ được cự ly đội hình, liên tục áp sát, tranh và giành bóng hiệu quả. Ba trung vệ phía sau chơi tập trung, hỗ trợ bọc lót tốt. Chỉ có điều khi giành bóng và chuyển trạng thái tấn công, phản ứng của cầu thủ chưa được nhanh lắm. 

- Dấu ấn của HLV Park Hang-seo trong đấu pháp này như thế nào?

- Trong quá trình chuẩn bị cho Asiad 2018, tôi thấy ông sử dụng nhiều hệ thống chiến thuật, lúc thì phòng ngự triệt để, lúc thì pressing tấn công. Về mặt thể lực, cầu thủ có sự cải thiện rõ rệt, đủ để gây sức ép với cường độ cao một cách liên tục. Cái hay của HLV Park Hang-seo là xây dựng được một hệ thống chiến thuật đa dạng, rõ nét. 

Hùng Dũng (số 18) là ông chủ ở tuyến giữa Việt Nam tối 16/8. Anh cùng hai đàn em ở Hà Nội là Đức Huy, Quang Hải luân chuyển bóng hợp lý và tạo được sức ép thường trực lên phần sân Nepal. Ảnh: Đức Đồng.

- Theo ông, tại sao ông Park quyết định sử dụng thứ vũ khí này? 

- Nguyên nhân chính nằm ở chỗ Nepal yếu, kiểm soát bóng không tốt. Có vậy chúng ta mới sử dụng pressing tầm cao. Trong màu áo CLB, các tuyển thủ ít khi thực hiện lối chơi này. Vì thế, khi thực hiện ở đội tuyển, tôi thấy việc pressing chỉ thực sự hiệu quả trong hiệp một.

Cách tấn công phối hợp một - hai nhịp nhàng ở trung lộ, giữ bóng chắc và không vội chuyển ra biên là một lối chơi rất hiện đại. Cầu thủ sau khi hút đối phương tập trung vào giữa, sẽ mở rộng ra biên và tạt nhanh. Khi hàng phòng ngự đối phương liên tục phải di chuyển bị động như vậy, sai sót về vị trí, tư thế sẽ xuất hiện. Bàn thắng của Anh Đức là kết quả của một pha dàn xếp như thế.

- Ở trận gặp Nhật Bản, liệu ông Park có sử dụng đấu pháp này không?

- Rất khó. Có lẽ chúng ta chỉ áp dụng chiến thuật này trong một vài thời điểm. Để thực hiện tốt pressing tầm cao, đẳng cấp của chúng ta phải ngang hoặc cao hơn đối thủ, nhằm phá vỡ hàng phòng ngự đối phương. Gặp những đối thủ mạnh, nếu không đủ thể lực và giữ được sức ép liên tục, họ thoát pressing là mình vỡ trận ngay.

Tôi nghĩ Việt Nam sẽ đá phòng ngự phản công, nhưng không phải phòng ngự hoàn toàn như giải U23. Có thể chúng ta sẽ pressing một phần, tùy thời điểm. HLV Park Hang-seo trong đợt tập trung này đã cho đội tập nhiều lối đá khác nhau. Tôi nghĩ, Việt Nam sẽ duy trì lối đá pressing từ giữa sân và tranh chấp quyết liệt ở khu vực này, chứ không lùi sâu về phòng ngự số đông.

Văn Thanh thường xuyên dâng cao bên hành lang phải. Anh có một tình huống dứt điểm ngay rìa vòng cấm trong hiệp một, suýt chuyển thành bàn thắng. Ảnh: Lâm Thỏa.

- Ông nghĩ cái tên nào sẽ tỏa sáng khi gặp Nhật Bản?

- Các tuyển thủ Olympic hiện nay rất đồng đều. Trong trận gặp Nepal, cả Văn Quyết, Công Phượng lẫn Xuân Trường đều dự bị nhưng những người còn lại vẫn chơi tốt. Ví như Anh Đức, thuộc hàng "lão làng" nhưng vẫn rất chịu khó di chuyển, làm tường, phối hợp nhịp nhàng với các em trẻ. Cách chơi của HLV Park Hang-seo luôn dựa trên sức mạnh tập thể.

Nếu để chọn một người có thể tỏa sáng, tôi nghĩ cái tên ấy sẽ nằm trong số những nhân tố đã chơi toàn bộ các phút. Riêng tôi hy vọng vào Quang Hải. Cậu ấy giữ được sự ổn định, và chơi trận sau tốt hơn trận trước.

High-pressing có thể hiểu đơn giản là một dạng gây sức ép tầm cao, khoảng 2/3 sân cho đến khung thành đối phương. Ưu điểm của phương pháp này là đội tạo pressing có thể phòng ngự chủ động ngay từ phía trên, thậm chí ngay khi đối phương manh nha cơ hội tấn công, và một khi đoạt được bóng thì cơ hội gây sát thương cho đối phương là rất lớn.

 

(vnexpress.net)

Xem thêm
Chiêm ngưỡng màn trình diễn đổ bánh xèo khổng lồ

CẦN THƠ Người dân háo hức chiêm ngưỡng 15 nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ, đường kính 3m phục vụ 1.000 khách tham quan tại Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ.

Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm