| Hotline: 0983.970.780

Hồ Hội Sơn kêu cứu

Thứ Sáu 14/08/2015 , 07:35 (GMT+7)

Hàng chục năm nay, con đập của hồ liên tục bị đàn bò của dân địa phương xâm hại gây hư hỏng nghiêm trọng, tiềm ẩn mối hiểm họa khôn lường…

Hồ Hội Sơn nằm trên địa bàn thôn Hội Sơn, xã Cát Sơn (huyện Phù Cát- Bình Định) có dung tích chứa 45 triệu m3 nước, chịu trách nhiệm cung ứng nước tưới cho 177 ha đất canh tác trên địa bàn thôn Hội Sơn và tiếp nước cho hồ Thạch Bàn để tưới thêm một số diện tích khác.

Hàng chục năm nay, con đập của hồ này liên tục bị đàn bò của dân địa phương xâm hại gây hư hỏng nghiêm trọng…

Là địa bàn miền núi, lợi dụng ưu thế gần rừng, người dân xã Cát Sơn phát triển mạnh nghề chăn nuôi bò. Cách nuôi bò truyền thống của người dân xã Cát Sơn là thả rông trên núi để kiếm nguồn thức ăn tự nhiên, đến mùa mưa lùa về.

Khi đàn bò “hồi hương” đến cả ngàn con, người chăn nuôi thả bò lên hồ Hội Sơn để ăn cỏ trên mái hạ lưu đập. Vào mùa mưa đất trên thân đập đã mềm, lại có cả “binh đoàn” bò tập trung mỗi ngày khiến mái hạ lưu bị xói lở, trượt mái, hư hỏng nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Bá Quyền, GĐ Xí nghiệp Thủy lợi 2 (Cty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định), cho biết trên mái hạ lưu của đập được trồng cỏ để bảo vệ tránh xói lở. Mùa mưa, đất thấm nước gây lún, đàn bò tập trung về đây vừa ăn vừa đi lại làm chết hết cỏ. Cứ đến mùa mưa là mái hạ lưu thân đập như một bãi sình lầy.

Điều đáng quan ngại là vào mùa mưa, nước trong hồ chứa đầy, nhân viên của tổ đầu mối hồ Hội Sơn phải thường xuyên đi kiểm tra dọc chân đập và mái hạ lưu để phát hiện rò rỉ, thẩm lậu để kịp thời khắc phục nhằm ngăn chặn hiểm họa vỡ đập.

Tuy nhiên, khi mái hạ lưu đã bị cày xới thành “bãi sình lầy”, nhìn đâu cũng thấy nước đục thì chẳng thể kiểm tra được gì.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, tổ trưởng tổ đầu mối hồ Hội Sơn than thở, khi đi kiểm tra dọc thân đập và mái hạ lưu, nếu phát hiện nơi nào dòng nước chảy đục thì chắc chắn nơi ấy đang bị rò rỉ, thẩm lậu và phải báo cáo ngay để có giải pháp khắc phục kịp thời.

Thế nhưng khi cả mái hạ lưu lầy lội như bãi sình, nhìn đâu cũng thấy nước đục ngầu thì không thể phát hiện nơi bị sự cố. Không phát hiện được những điểm thẩm lậu, những lỗ rò rỉ, nước lũ chảy qua xói càng ngày càng rộng hơn dễ dẫn đến nguy cơ vỡ đập.

Đến khi ấy chẳng biết số phận của hàng trăm nghìn sinh mạng sống ở những vùng dân cư phía hạ hưu sẽ như thế nào?

“Tình trạng này xảy ra ở một số hồ chứa, nhưng riêng ở hồ Hội Sơn là phức tạp nhất”, ông Nguyễn Văn Phú, GĐ Cty TNHH KTCTTL Bình Định, nói.

Không chỉ vậy, khi nhân viên trong tổ đầu mối hồ Hội Sơn trực tiếp lên ngăn chặn việc thả bò trên thân đập còn bị những người chăn bò hành hung.

Ông Trần Nghệ, nhân viên tổ đầu mối hồ Hội Sơn, nhớ lại: "Mặc dù anh em trong tổ chỉ có 3 người nhưng vào mùa mưa là chúng tôi phải thay nhau liên tục bám đập để ngăn chặn nạn thả bò gây hại mái đập.

Chuyện anh em chúng tôi bị chửi rủa, đe dọa là chuyện thường ngày. Thậm chí có trường hợp bị hành hung phải nhập viện.

Ví như anh Đặng Thanh Bình, vào mùa mưa năm 2013, trong khi đi làm nhiệm vụ tại công trình thì bị những người chăn bò đánh đập dữ dội gây thương tích, phải nằm viện điều trị đến nửa tháng. Đến đầu năm âm lịch 2014 thì anh Bình mất”.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, tổ trưởng tổ đầu mối hồ Hội Sơn, bức xúc: “Thực trạng trên chúng tôi liên tục báo cáo lên chính quyền địa phương nhờ can thiệp. Tuy nhiên, dù chính quyền địa phương có tuyên truyền, vận động cỡ nào người dân cũng không nghe.

Nhiều lần anh em trong tổ lên tận hiện trường để vận động, giải thích cho bà con việc chăn thả bò trên mái hạ lưu đập sẽ gây hư hại cho công trình.

Nghe xong họ bảo, nếu mấy ông vận động được ông cán bộ xã không thả bò trên đập nữa thì bọn tui cũng sẽ không thả. Nghe họ nói vậy anh em chúng tôi cứng họng".

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm