| Hotline: 0983.970.780

Hồ tiêu bị kẹt ở Nepal: Chỉ còn 9-10 ngày để giải cứu

Thứ Hai 20/07/2020 , 15:18 (GMT+7)

Hồ tiêu bị kẹt ở Nepal đến thời điểm này vẫn chưa thể tái xuất trở về do sự mập mờ, không rõ ràng của cơ quan chức năng nước này.

Hồ tiêu ở Long Khánh, Đồng Nai. Ảnh: Thanh Sơn.

Hồ tiêu ở Long Khánh, Đồng Nai. Ảnh: Thanh Sơn.

Hồ tiêu bị kẹt ở Nepal sắp có nguy cơ bị tịch thu

Về việc các lô hàng hồ tiêu bị kẹt ở Nepal, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, cho biết, sau khi có công hàm của Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và sự vào cuộc quyết liệt của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, ngày 15/7/2020, Bộ Thương mại và Vật tư Nepal đã ra văn bản chấp thuận cho các lô hàng hồ tiêu Việt Nam bị kẹt ở Nepal được tái xuất về.

Tuy nhiên, khi đại lý hải quan và người mua hàng nộp hồ sơ xin tái xuất thì Tổng cục Hải quan Nepal trả lời rằng người ký trên văn bản của Bộ Thương mại và Vật tư chỉ mang chức vụ trưởng ban.

Cấp hàm này với Tổng cục Hải quan Nepal là không có tính thực thi. Do vậy, Tổng cục Hải quan Nepal vẫn không chấp nhận và yêu cầu người ký văn bản phải ở cấp cao hơn và có hướng dẫn chi tiết cho việc tái xuất các lô hàng hồ tiêu bị kẹt ở Nepal.

Trước tình hình đó, một nhà xuất khẩu cho biết, qua thu thập thông tin từ phía nhà nhập khẩu và các kênh thông tin khác, chúng tôi được biết vào ngày 14/7/2020, đã có cuộc họp giữa các cơ quan chức năng có liên quan của Nepal bàn về việc cho tái xuất các lô hàng hồ tiêu bị kẹt ở Nepal.

Tuy nhiên, không hiểu sao ngày 15/7/2020, Bộ Thương mại và Vật tư Nepal lại đưa ra văn bản cho phép tái xuất với nội dung không rõ ràng và cấp thẩm quyền ký lại chỉ ở cấp thấp. Phải chăng Chính phủ Nepal đang có ý đồ gì khác? Bởi theo quy định của Hải quan Nepal nếu hàng hóa nằm tại cảng quá 90 ngày thì Hải quan sẽ tiến hành tịch thu, bán đấu giá và bổ sung công quỹ.

Các lô hàng hồ tiêu bị kẹt ở Nepal từ đầu tháng 5, tính đến nay đã hơn 2 tháng nằm tại cảng. Mặc dù theo luật định, chỉ những lô hàng thuộc vào danh mục cấm quốc tế hoặc lô hàng vô chủ sau khi bên vận chuyển đã thông báo chủ hàng nhưng không nhân được phản hồi thì mới áp dụng.

Tuy nhiên, với sự mập mờ, không rõ ràng từ phía nước bạn, chúng ta không thể lường trước được việc gì sẽ xảy đến tiếp theo. Nếu vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ còn khoàng 9-10 ngày để cứu những lô hàng mắc kẹt này.

Hồ tiêu bị kẹt ở Nepal cần tiếp tục được Bộ Công Thương giải cứu

Hiện tại, các doanh nghiệp xuất khẩu Hồ tiêu đang ngày đêm lo lắng bởi nguy cơ mất trắng hơn 3 triệu USD này ngày càng hiện hữu.

Các doanh nghiệp này đã cùng ký đơn đề nghị Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương có kênh tiếp xúc song phương hoặc điện đàm và đề nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại và Vật tư Nepal có văn bản chấp thuận cho việc tái xuất hàng về. Văn bản phải được ký bởi người có đủ thẩm quyền và có hướng dẫn cụ thể rõ ràng.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm