| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ khôi phục sinh kế cho nông dân nghèo

Thứ Tư 30/01/2019 , 09:11 (GMT+7)

Trên cơ sở các tiêu chí của FAO, dự án đã lựa chọn được 3.240 hộ hưởng lợi, trong đó: Đắk Lắk, Gia Lai, mỗi tỉnh 585 hộ; Ninh Thuận, Bình Thuận, mỗi tỉnh 630 hộ; Kiên Giang và Bến Tre, mỗi tỉnh 405 hộ.

09-35-58-nh-4135120474
Trao tặng con giống, thức ăn chăn nuôi tại xã Xuân Tân, huyện Xuân Trường, Nam Định

Phương châm chủ động ứng phó, phòng chống, thích ứng với biến đổi khí hậu và thiên tai là một trong những nhiệm vụ xuyên suốt lâu dài, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) đã hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai dự án "Hỗ trợ khôi phục sinh kế của những người chăn nuôi gia cầm và các cộng đồng nông dân nghèo bị ảnh hưởng bởi tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn do ảnh hưởng của El Nino gây ra" tại các tỉnh Bến Tre, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk và Kiên Giang của Việt Nam.

Trên cơ sở các tiêu chí của FAO, dự án đã lựa chọn được 3.240 hộ hưởng lợi, trong đó: Đắk Lắk, Gia Lai, mỗi tỉnh 585 hộ; Ninh Thuận, Bình Thuận, mỗi tỉnh 630 hộ; Kiên Giang và Bến Tre, mỗi tỉnh 405 hộ. Đây đều là những hộ nghèo, cận nghèo và bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn; chưa được nhận hoặc được nhận rất ít các viện trợ nhân đạo; có khả năng (sức lao động) và cam kết sẵn sàng tiếp nhận giống vật tư.

Trong thời gian thực hiện, dự án đã tổ chức 2 lớp tập huấn TOT tại Đắk Lắk và Bến Tre cho cán bộ khuyến nông, khuyến nông viên; Tổ chức 65 lớp tập huấn cho các hộ hưởng lợi tại các 6 tỉnh. Thông qua việc đào tạo tập huấn, các cán bộ khuyến nông và người chăn nuôi đã nắm được kỹ thuật chăn nuôi gà, vịt an toàn sinh học và thực hành chăn nuôi tốt; kỹ thuật phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tổng số đã cấp phát 48.600 con gà Mía lai, ri lai bố mẹ 21 ngày tuổi cho 2.430 hộ tại Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, mỗi hộ nhận 20 con gà và 40 kg thức ăn hỗn hợp cho gà. Cấp 8.100 con vịt biển 18 ngày tuổi cho 405 hộ tại Bến Tre, mỗi hộ nhận 20 con vịt và 25 kg thức ăn hỗn hợp cho vịt. Tại Kiên Giang, đã hỗ trợ tiền “có điều kiện” để các hộ mua giống và vật tư nông nghiệp, tổng số đã hỗ trợ là 486 triệu đồng cho 405 hộ, mỗi hộ được nhận 1,2 triệu đồng.

Mặc dù có nhiều khó khăn khi thực hiện do trình độ của người dân hạn chế, diễn biến thời tiết phức tạp, nhưng theo đánh giá của cán bộ khuyến nông trực tiếp tham gia dự án, đa số hộ dân được hưởng lợi đã biết cách chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà, vịt theo quy trình kỹ thuật. Nguồn thu từ đàn gà, vịt không lớn nhưng rất có ý nghĩa với các hộ nghèo, cận nghèo.

Hiện nay một số hộ dân đã tuyển chọn gà mái để nuôi sinh sản lấy trứng hoặc ấp nở để tạo con giống, duy trì phát triển đàn gà. Đàn vịt biển cho thấy khả năng phát triển ở vùng bị xâm nhập mặn nên nhiều hộ có nhu cầu giữ vịt mái nuôi sinh sản.

Dự án đã giúp cho các hộ nông dân nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, tư đó có cách để bảo vệ gia đình, tài sản của mình trước và sau thiên tai.

Ngoài ra, dự án đã hướng dẫn nông dân kỹ thuật chăn nuôi gà, vịt theo hướng an toàn sinh học nhằm đảm bảo sức khoẻ cho đàn gà, vịt và cho người chăn nuôi để tạo ra sản phẩm có chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Dự án cũng giúp các địa phương từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, tạo sinh kế bền vững và góp phần xây dựng nông thôn mới phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện nay.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm