| Hotline: 0983.970.780

Hoà Bình: Hồ vơi, sông cạn

Thứ Năm 07/01/2010 , 10:26 (GMT+7)

Trước tình hình hạn hán ở miền Bắc ngày càng gay gắt, hôm qua (6/1), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Tổ trưởng Tổ công tác chống hạn của Chính phủ Đào Xuân Học đã đi kiểm tra các hồ chứa ở tỉnh Hoà Bình.

Thứ trưởng Đào Xuân Học kiểm tra chống hạn tại Lương Sơn

Trước tình hình hạn hán ở miền Bắc ngày càng gay gắt, hôm qua (6/1), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Tổ trưởng Tổ công tác chống hạn của Chính phủ Đào Xuân Học đã đi kiểm tra các hồ chứa ở tỉnh Hoà Bình.

 Tại hồ chứa nước Trằm Cò, huyện Lương Sơn, bà Nguyễn Thị Chinh, GĐ XN Khai thác CTTL Lương Sơn cho biết, hiện mực nước hồ này chỉ đạt trên 1m, thấp hơn khoảng 3,5m so với cùng kỳ; may ra cung cấp đủ nước gieo cấy lúa xuân. Nếu cứ khô hạn kéo dài sẽ không đủ nước tưới dưỡng. Kênh dẫn hệ thống thuỷ lợi lớn nhất huyện là hồ Đồng Chanh xây từ năm 1967 đang xuống cấp nghiêm trọng, chưa được đầu tư sửa chữa.

Kiểm tra trạm bơm thuỷ luân Tân Vinh, bà Nguyễn Thị Huyền, Phó phòng NN-PTNT Lương Sơn báo cáo, hệ thống đảm nhận tưới cho 38 ha lúa màu, 2 ha hoa ở xã Tân Vinh. Tuy nhiên từ vụ mùa 2009 do đường ống hỏng không bơm được nên 10 ha lúa bị mất trắng, bà con phải gánh từng xô nước để cứu hoa màu…

Ông Quách Tự Hải, PGĐ Sở NN-PTNT Hòa Bình cho hay, hiện các sông suối đều cạn, các hồ chứa trong tỉnh chỉ đạt 60-65% dung tích thiết kế, một số hồ chứa ở các huyện Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Lương Sơn, Kim Bôi…chỉ tích được dưới 50% dung tích. Vụ ĐX 2009-2010 dự kiến toàn tỉnh có khoảng 4.500/16.500 ha lúa bị hạn, trong đó 500 ha phải chuyển sang trồng màu. Nếu không đủ nước chăm sóc sau khi cấy, khoảng 1.000-1.200 ha sẽ mất trắng. Để đảm bảo nước phục vụ SX, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương quản lý chặt chẽ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm; tăng cường nạo vét kênh mương, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng…

Về đề nghị thoả thuận nâng cấp đường Pheo Chẹo kết hợp ngăn lũ sông Đà, Thứ trưởng cho biết các Bộ đều đồng tình phương án này. Về chuyên môn nên để Viện Khoa học thuỷ lợi tư vấn giải pháp thoát lũ. Bộ NN-PTNT chấp thuận đề nghị của tỉnh về điều chỉnh mở rộng mặt đê Ngòi Dong kết hợp đường dân sinh trong TP Hoà Bình.

Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình Bùi Văn Tỉnh cho biết, ngay trong tuần này tỉnh sẽ thành lập 3 tổ công tác để chỉ đạo các địa phương chống hạn. UBND tỉnh đề nghị Bộ NN-PTNT trình Chính phủ hỗ trợ tiền điện bơm nước, nạo vét bể hút, hỗ trợ giống cây trồng để thực hiện chuyển đổi với tổng kinh phí chống hạn là 7 tỷ đồng. Đồng thời đề nghị tiếp tục cấp kinh phí thực hiện chương trình đảm bảo an toàn hồ chứa, kiên cố hoá kênh mương.

Ông Tỉnh cũng đề nghị Bộ NN-PTNT sớm thoả thuận cho nâng cấp tuyến đường Pheo Chẹ thuộc dự án hạ du sông Đà thành tuyến đường liên tỉnh kết hợp đê ngăn lũ sông Đà, điều chỉnh mở rộng mặt đê Ngòi Dong lên 7m kết hợp làm đường giao thông trong TP Hoà Bình. Về lâu dài tỉnh kiến nghị TW xem xét, nghiên cứu xây dựng thêm 1 hồ chứa nữa để cắt lũ, đảm bảo an ninh năng lượng và an toàn tuyệt đối cho thuỷ điện Hoà Bình.

Sau khi nghe ý kiến, Thứ trưởng Đào Xuân Học yêu cầu địa phương tính toán lại lượng nước các hồ chứa, nếu dung tích dưới 75% cần có ngay phương án chuyển đổi cây trồng, Bộ sẽ hỗ trợ 100% giống để bà con chuyển đổi. Thứ trưởng cho biết, Bộ NN-PTNT mới ban hành Thông tư quản lý công trình thuỷ lợi. Theo đó đã phân cấp mạnh cho địa phương quản lý để có kinh phí duy tu bảo dưỡng công trình. Hoà Bình cần vận dụng linh hoạt cơ chế này để quản lý tốt các công trình.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm