| Hotline: 0983.970.780

Hoa dâm bụt chữa di tinh

Thứ Ba 10/04/2012 , 15:02 (GMT+7)

Theo đông y, cây dâm bụt có vị ngọt, trơn nhầy, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu sưng u nhọt,...

Cây dâm bụt có tên khoa học: Hibiscusrosa, SinensisL, trong dân gian còn gọi là bông bụt, bông bụp.

Cây dâm bụt có thân gỗ nhỏ, mọc thẳng đứng, có độ cao 1-3 m. Mép lá có khía răng, hoa màu đỏ, hồng ( tùy loài) có hình phễu mọc ở nách lá hay đầu cành, nhị nhiều ở trên một trụ dài hơn phễu hoa. Quả nang hình trứng hơi tròn, chứa nhiều hạt. Cây dâm bụt được trồng làm hàng rào, cây cảnh.

Theo đông y, cây dâm bụt có vị ngọt, trơn nhầy, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu sưng u nhọt, mất ngủ, nhiều bộ phận của cây dâm bụt được dùng làm thuốc để chữa một số bệnh. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây dâm bụt:

- Chữa lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, mủ: Vỏ thân hoặc rễ cây dâm bụt (bỏ vỏ ngoài, chỉ lấy lớp vỏ trắng) 50 g tươi hoặc 20 g khô, lá và búp táo chua (táo ta) 50 g tươi hoặc 20 g khô, trần bì (vỏ quýt khô, để lâu ngày) 8 g, gừng tươi 8 g... Vỏ dâm bụt và táo sao vàng, hạ thổ, sau đó sắc kỹ cùng trần bì và gừng, chia 2 lần uống trong ngày hoặc hái 10 hoa dâm bụt (bỏ cuống hoa), cho vào chén ăn cơm, thêm 1 thìa nhỏ đường, đem hấp cơm. Khi cơm chín lấy chén thuốc ra ăn.

- Chữa khó ngủ, hồi hộp, nước tiểu đỏ: Dùng hoa dâm bụt phơi khô, hãm với nước sôi, uống thay nước chè hoặc dùng 50 gr vỏ cây dâm bụt, 50gr lá búp táo ta, gừng tươi 3 củ, thân cây dâm bụt, cạo bỏ vỏ ngoài, chỉ lấy lớp bạch bì (vỏ lụa) thái nhỏ sao vàng, hạ thổ, cùng với lá táo, thái nhỏ sao vàng, sắc uống.

 - Chữa bệnh phụ nữ: Lấy một nắm vỏ rễ dâm bụt phơi khô, thái nhỏ sắc với 200ml nước. Mỗi ngày uống hai chén tống giúp chữa được bệnh đàn bà, kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, có thể sắc cùng với lá huyết dụ, uống trong 3 đến 5 ngày để chữa bệnh rong kinh, hành kinh nhiều hoặc lấy vỏ thân cây dâm bụt, đem cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, lấy 50gr thái nhỏ, sao vàng, sắc uống, chữa được bệnh khí hư (bạch đới) của phụ nữ.

- Chữa đau nhức cơ thể: Lá dâm bụt, lá si, lá đào, lá mận, lá thài lài tía, mỗi thứ 40gr. Tất cả thái nhỏ rồi đem rang vàng. Ngâm tất cả với rượu trắng sau 2 tháng thì có thể dùng xoa bóp hàng ngày, chữa chân bị đau nhức, đôi khi chân đau, sưng, co cứng không đi lại được.

- Chữa quai bị sưng đau: Lá dâm bụt 30-40 g, hành 5-10 củ, giã nhỏ, chế nước sôi để nguội rồi gạn lấy nước cốt để uống, lấy bã đắp lên chỗ sưng, sau đó dùng băng cố định lại.

- Chữa di tinh: Hoa dâm bụt 10 g, hạt sen 30 g. Sắc uống ngày 1 thang trong 10 ngày liền.

- Để chữa ung nhọt sưng đau: Hái lá và hoa dâm bụt giã nát, trộn với mật ong (hoặc giã nát cùng một ít vôi ăn trầu), rồi đắp lên chỗ bị ung nhọt sẽ chóng vỡ mủ.

- Tiêu độc, chữa mẩn ngứa: Lá và hoa dâm bụt hãm với nước sôi như pha trà, uống trong ngày.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm