| Hotline: 0983.970.780

Hoa hậu Phương Nga từ chối nhận quyết định đình chỉ bị can

Thứ Sáu 01/02/2019 , 13:15 (GMT+7)

Không chứng minh được Phương Nga lừa 16,5 tỷ đồng nên Công an TP HCM đình chỉ điều tra; tiếp tục làm rõ việc cô tố cáo bị vu khống.

10h30 ngày 1/2, Trương Hồ Phương Nga (32 tuổi, Hoa hậu người Việt tại Nga) và bạn thân Nguyễn Đức Thùy Dung (30 tuổi) đến trụ sở Công an TP HCM trên đường Trần Hưng Đạo (quận 1) làm việc theo giấy triệu tập. Hai cô gái mặc trang phục giống nhau - quần jeans xanh, áo thun đen. Trong khi Phương Nga luôn cười tươi, Thùy Dung trông khá trầm ngâm. 

Trong buổi làm việc kéo dài gần hai tiếng, Công an TP HCM đã trao quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ bị can cho Phương Nga và Thùy Dung về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đồng thời trao trả vật chứng là iPad và điện thoại đã thu giữ trong quá trình điều tra. Động thái này được đưa ra do cơ quan điều tra không đủ căn cứ xác định 2 cô gái có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt 16,5 tỷ đồng của doanh nhân Cao Toàn Mỹ (42 tuổi).

Tuy nhiên, hai cô gái không nhận quyết định đình chỉ và vật chứng, cho rằng điện thoại đã bị xâm nhập và xóa đi nhiều dữ liệu quan trọng liên quan đến nội dung vụ án. Phương Nga yêu cầu cơ quan điều tra phục hồi các tài liệu này.

Phương Nga (bên trái) và Thùy Dung đến trụ sở Công an TP HCM. Ảnh: Quốc Thắng.

Liên quan việc ngày 16/1 Phương Nga có đơn tố cáo ông Cao Toàn Mỹ về hành vi Vu khống, cơ quan điều tra cho biết đã phân công điều tra viên Võ Hữu Nghĩa thụ lý.

Phương Nga phản đối, cho rằng ông Nghĩa là người ký quyết định thu giữ vật chứng và 2,5 tỷ đồng trong tài khoản của Thùy Dung giao cho Cao Toàn Mỹ trong quá trình cô bị tạm giam. "Ông Nghĩa sẽ không khách quan đối với tố cáo của tôi", Phương Nga nói.  

Theo nội dung vụ án, sau khi đạt giải Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007, Phương Nga về Sài Gòn sống. Cô quen Cao Toàn Mỹ và bị đại gia này tố cáo lừa đảo 16,5 tỷ đồng bằng chiêu dụ dỗ mua nhà giá rẻ. Cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam Nga và Thuỳ Dung với vai trò đồng phạm.

Quá trình điều tra, Phương Nga giữ quyền im lặng. Khi ra tòa, cô gây bất ngờ khi khai 16,5 tỷ đồng cô nhận của ông Mỹ là "thực hiện hợp đồng tình cảm trong 7 năm". Do cả hai xảy ra mâu thuẫn, ông Mỹ muốn đòi lại tiền nhưng không được nên tố cô mượn tiền không trả, sau đó thay đổi nội dung thành "lừa mua nhà giá rẻ"...

Lý giải về việc im lặng trước các cáo buộc, Phương Nga cho biết "không dám khai thật vì điều tra viên không khách quan", không tin tưởng ai kể cả luật sư của mình.

Cuối tháng 6/2017, sau nhiều ngày xét xử, TAND TP HCM cho rằng vụ án có nhiều tình tiết mới - phản bác cáo trạng truy tố Phương Nga nên quyết định cho cô và Thùy Dung tại ngoại. HĐXX trả hồ sơ, yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ những tình tiết mâu thuẫn, căn cứ buộc tội hai cô gái.

Phương Nga và Thuỳ Dung ngày được tại ngoại điều tra. Ảnh: Quỳnh Trần.

Một năm sau, Công an TP HCM ra quyết định phục hồi điều tra vụ án, phục hồi điều tra bị can đối với Phương Nga và Thùy Dung. Công an TP HCM thực hiện một trong các yêu cầu của TAND TP HCM khi trả hồ sơ, ra quyết định thu hồi hơn 2,5 tỷ đồng ông Mỹ. Số tiền này ông Mỹ được công an trao trả trước đó, lấy từ tài khoản của Thùy Dung.

Cuối năm ngoái, Công an TP HCM chuyển hồ sơ và "bản kết luận điều tra trong trường hợp đình chỉ điều tra" qua viện cùng cấp, đề nghị đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can theo hướng miễn trách nhiệm hình sự cho Phương Nga và Thuỳ Dung.

Theo cơ quan này, Phương Nga và Thùy Dung thừa nhận đã nhận số tiền 16,5 tỷ đồng từ Mỹ, sau đó làm các tài liệu thể hiện đã trả lại tiền cho đại gia; sử dụng tài liệu di chúc giả, các thỏa thuận mua bán giả nhằm chứng minh có việc mua căn nhà trên đường Nguyễn Trãi... Các tài liệu này được cả hai tạo lập sau thời điểm nhận tiền lần cuối (ngày 4/11/2013) từ ông Mỹ.

Cơ quan điều tra cho là Phương Nga và Thuỳ Dung phạm tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức theo BLHS 2015. Do tội này có khung hình phạt cao nhất là 2 năm tù, trong khi hai cô gái đã bị tạm giam 2 năm 3 tháng (vượt quá mức hình phạt cao nhất) nên không cần phải xử lý hình sự.

Hồi đầu năm, VKSND TP HCM cho rằng đề nghị của Công an TP HCM là có căn cứ nhưng "cần thận trọng" khi miễn trách nhiệm hình sự, bởi hai cô gái đã bị tạm giam vượt quá mức hình phạt cao nhất của tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.

(VnExpress)

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm