| Hotline: 0983.970.780

Hoa Khôi 4 bắt đầu cuộc “vượt núi”

Thứ Sáu 06/06/2014 , 08:15 (GMT+7)

Một giống lúa mới vừa xuất hiện vài năm nay, nhưng đã được Cục Trồng trọt đặc cách công nhận ngày 31/12/2013, với cái tên vô cùng lãng mạn: “Hoa Khôi 4”.

11-22-18_1
Ông Trần Đức Lâm, PGD Sở NN-PTNT Yên Bái trao đối với đại diện Cty An Việt về giống lúa Hoa Khôi 4 được cấy trên đồng đất Bảo Ái

Sau khi đã chinh phục niềm tin của nông dân khắp vùng châu thổ sông Hồng đến vùng duyên hải miền Trung, Hoa Khôi 4 bắt đầu cuộc “vượt núi” lên các tỉnh miền núi phía Bắc...

Hoa Khôi 4 là giống lúa thuần do Cty CP Nông nghiệp Quốc tế An Việt chọn tạo, sau khi trồng khảo nghiệm thành công ở những địa phương có điều kiện sinh thái khác nhau, giống lúa đã khẳng định được những ưu việt: Độ thuần cao, thích ứng rộng, chống chịu được sâu bệnh, năng suất cao, gạo đẹp, cơm ngon... nên ngày 31/12/2013 Cục Trồng trọt đã công nhận đặc cách Hoa Khôi 4 trong vụ xuân muộn, HT, mùa sớm ở các tỉnh phía Bắc và vụ xuân muộn, HT ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ.

Tỉnh Yên Bái được Cty An Việt chọn là nơi trình diễn giống lúa Hoa Khôi 4 trước khi mở rộng ra các tỉnh miền núi phía Bắc. Bởi Yên Bái là cửa ngõ của Tây Bắc, vùng đất giao thoa giữa hai vùng sinh thái Tây Bắc và Đông Bắc, mọi sự thay đổi về thời tiết đều ảnh hưởng trực tiếp tới Yên Bái.

Việc chọn Yên Bái làm điểm khởi đầu cho cuộc “vượt núi” của Hoa Khôi 4 lên các tỉnh miền núi phía Bắc có tính chiến lược trong việc cung cấp giống lúa chất lượng cao để nông dân không phải lệ thuộc vào giống lúa lai nhập khẩu của nước ngoài.

11-22-18_2
Bà Phan Thị Nhu tham gia cấy giống lúa Hoa Khôi 4

Ông Trần Đức Lâm, PGĐ Sở NN-PTNT Yên Bái:

Hoa Khôi 4 là giống lúa mới, đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học. Vụ đầu tiên giống lúa Hoa Khôi 4 được cấy trên đồng đất Yên Bái lại gặp phải một năm có thời tiết bất thuận như năm nay, nhưng Hoa Khôi 4 đã chứng minh được sức chịu đựng và giữ được “nhan sắc” của mình trước niềm tin của người nông dân.

Với một tỉnh miền núi như Yên Bái, vụ xuân thường gặp rét đậm, rét hại và nhiều nơi thiếu nước, Hoa Khôi 4 đang đáp ứng được sự mong đợi của người nông dân...

Với 5 ha Cty An Việt chọn làm điểm trình diễn mô hình tại hai thôn An Bình và Thái Bình, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình với sự tham gia của 52 hộ dân. Vụ xuân 2014 khu vực phía đông tỉnh Yên Bái rét kéo dài, trời âm u, mưa phùn liên miên, tháng 3 chỉ có 7 giờ nắng đã ảnh hưởng rất lớn tới việc sinh trưởng của cây lúa, đến khi lúa trỗ thì xảy ra hạn hán khốc liệt.

Các hộ tham gia mô hình đứng ngồi không yên, bởi lần đầu tiên cấy giống Hoa Khôi 4 bà con lo lắng liệu có được thu hoạch hay là mất trắng? Do thiếu nắng nên cây lúa cứ dài ngẳng, lá mỏng dính... báo hiệu một mùa vụ thất bát. Điều bất ngờ, tới giữa tháng 4 trời có nắng, kèm theo những trận mưa đầu mùa đã thổi bùng niềm hy vọng về giống lúa Hoa Khôi 4.

Theo bà Phan Thị Nhu ở thôn An Bình và những người giúp gia đình bà gặt lúa: Mọi năm cánh đồng của hai thôn An Bình và Thái Bình chủ yếu cấy các giống Nhị ưu 838, Sán ưu 63 và một số giống lúa thuần khác. Năng suất trung bình 180 - 250/kg mỗi sào.

Năm nay thời tiết bất thường các giống lúa khác giỏi lắm cũng chỉ được 220 kg/sào. Riêng giống Hoa Khôi 4 các hộ mới bắt đầu gặt nên chưa biết năng suất đến đâu, nhưng gặt thí điểm được trên 240 kg/sào nên bà con chúng tôi vô cùng phấn khởi lắm...

Ông Nông Văn An, Bí thư chi bộ thôn An Bình không giấu được niềm vui: "Mặc dù năm nay lúa không được tốt như mọi năm bởi thời tiết, nhưng giống lúa Hoa Khôi 4 mà chúng tôi cấy đây so với giống HT1, Nhị ưu 838, Nhị ưu 63 bà con cùng cấy trên cánh đồng này thì Hoa Khôi 4 năng suất khá hơn.

11-22-18_3
Niềm vui của người nông dân

Nhiều hộ cấy gặp rét, cây lúa lụi dần, nhưng không ngờ khi trời ấm lên lúa bật xanh trở lại. Càng bất ngờ hơn hạn hán như vậy nhưng lúa vẫn kết hạt từ đầu bông đến cuối bông...".

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Yên Bái, đơn vị phối hợp với Cty CP An Việt tổ chức trình diễn 5 ha giống lúa Hoa Khôi 4 tại xã Bảo Ái thì giống lúa này TGST ngắn, chịu rét và chịu hạn tốt; bộ lá to, bản dày, lá đòng ngắn, cây thấp nên chống đổ tốt, khả năng chống chịu được các loại sâu bệnh khá trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt...

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm