| Hotline: 0983.970.780

Hoa lan công nghệ cao

Thứ Tư 08/07/2015 , 06:14 (GMT+7)

Về Củ Chi vào thời điểm giao mùa, khắp cánh đồng lan người nông dân đã quẳng gánh âu lo để đón nhận một vụ lan được mùa, được giá.

Những năm gần đây, các loại virus gây bệnh trên hoa lan diễn biến khá phức tạp, nhiều vườn không ra hoa, cây chết hàng loạt khiến nông dân điêu đứng.

Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM đã nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm mô hình ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong nhân giống lan Mokara sạch virus tại “rốn” lan Củ Chi, bước đầu cho hiệu quả rất tích cực.

Về Củ Chi vào thời điểm giao mùa, khắp cánh đồng lan người nông dân đã quẳng gánh âu lo để đón nhận một vụ lan được mùa, được giá. Bởi so với năm trước, lan năm nay sinh trưởng, phát triển tốt, dù thời tiết thay đổi thất thường, trời lúc nắng lúc mưa nhưng cây vẫn sống khỏe.

Anh Nguyễn Văn Long (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi) chia sẻ: “Là người bỏ lúa sang trồng lan để mong đổi đời nên khi cây lan nhiễm bệnh chết hàng loạt chúng tôi điêu đứng lắm. Người ta chỉ biết trồng lan lãi cao chứ có biết rằng cây đã bị bệnh khảm vàng, đốm vòng, quặt lá là coi như bỏ.

Mấy bệnh do virus gây ra hiện chưa có phương pháp đặc trị, chỉ biết tiêu hủy cây giống chứ bán không ai mua. Sau mấy vụ bỏ đi trồng lại, năm nay nhờ được cấp giống sạch virus nên vườn lan của tôi mới sống khỏe như vậy”.

TS. Dương Hoa Xô, GĐ Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM cho biết: “Việc phát triển diện tích chuyên canh hoa lan tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh hại phát triển, đặc biệt là các bệnh do virus gây bệnh. 
Hiện nay, ngoài tạo nguồn mẫu sạch virus phục vụ cho nhân giống nuôi cấy mô, trung tâm còn phục hồi thành công giống lan bị nhiễm virus bằng phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng; đặc biệt tạo thành công dòng lan Mokara Fullmoon có khả năng kháng virus khảm vàng.
Từ những thành công bước đầu, trung tâm sẽ sớm có báo cáo đánh giá để đưa ứng dụng này vào SX giống lan cho bà con trên địa bàn”.

Hiện nay, phần lớn cây con giống của các vườn lan đều được lấy tại vườn hoặc nhập từ nước ngoài như Thái Lan, Úc, Trung Quốc nên khó kiểm soát được nguồn giống sạch bệnh. Nhiều cây mang nguồn bệnh từ lúc mới trồng, nên làm giảm sức sống, khả năng ra hoa. Do đó, tạo ra được nguồn cây giống sạch bệnh sẽ giúp bà con kiểm soát được virus gây bệnh, ổn định SX, bảo đảm thu nhập.

Nuôi cấy mô thực vật là một trong những phương pháp phổ biến giúp nhân nhanh giống cây với số lượng lớn và có tính tương đồng về mặt di truyền. Việc kết hợp kỹ thuật sinh học phân tử vào quy trình nuôi cấy mô giúp nâng cao chất lượng cây giống, bảo đảm nguồn cây sạch bệnh.

Đầu tiên, cây mẹ được chọn lọc trên tính trạng và đặc điểm như cây khỏe, ra nhiều hoa. Sau đó cây được tiến hành lấy mẫu kiểm tra sự hiện diện của các virus gây bệnh bằng phương pháp RT-PCR. Các cây sạch virus sẽ được dùng để làm nguồn vật liệu để tạo mẫu và nuôi cấy.

Ông Nguyễn Việt Hoàn (ấp Phú Lợi, xã Tân Phú Trung) hào hứng: “Giống lan ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử được trồng trong vườn nhà tôi đạt tỷ lệ sống 100%, cây sinh trưởng, phát triển tốt. Sau 6 tháng xuống giống đã có thể cho cắt cành, bán hoa ra thị trường. Đặc biệt, cây không bị nhiễm các bệnh khảm vàng, đốm vòng, hoa lại to, thân chắc khỏe nên được người tiêu dùng ưa chuộng”.

Khác với phương pháp nhân giống truyền thống, phương pháp nhân giống in vitro trên cây lan giúp rút ngắn thời gian sinh cây con và tạo ra một lượng giống khổng lồ để phủ kín diện tích mà các phương pháp nhân giống khác không đáp ứng được. Ngoài ra, ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong việc nhân giống lan sạch virus không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, có thể tiến hành quanh năm để SX giống.

Anh Nguyễn Văn Khoa (ấp Tiền, xã Tân Thông Hội) nhẩm tính: “Trồng mới lại vườn lan bị nhiễm bệnh là xem như làm lại từ đầu, bởi các cây bệnh phải tiêu hủy để tránh lây lan. Hiện nay, hai giống lan Dendrobium và Mokara nhập từ Thái Lan có giá dao động từ 40 - 60 nghìn đồng/cây, nếu trồng lại như vườn lan 300.000 gốc như vườn nhà tôi thì tiêu tốn cả tỷ tiền giống. Nếu chủ động được nguồn giống sạch bệnh trong nước thì mới có thể làm lại từ đầu với với cây lan”.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất