| Hotline: 0983.970.780

Hòa Tân đang đổi thay

Thứ Hai 20/05/2019 , 14:15 (GMT+7)

Hòa Tân là xã đông đồng bào dân tộc Khmer (chiếm gần 50%), cũng là xã bãi ngang của huyện Cầu Kè (Trà Vinh).

Sau 8 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Hòa Tân đã đạt nhiều kết quả.

16-46-58_dscn5930
Đường về trung tâm xã Hòa Tân được xây dựng từ nguồn vốn chương trình 135, góp phần giúp diện mạo phum sóc thêm khởi sắc và phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại vận chuyển hàng hóa.

Thành tựu nổi bật nhất là kinh tế ổn định, từng bước phát triển. Hòa Tân đã vận động nhân dân hiến đất, hiến cây, ngày công lao động trị giá trên 5,4 tỉ đồng để nạo vét các tuyến kênh nội đồng, xây dựng đê bao khép kín, dài trên 13km, qua đó giúp người dân chủ động nguồn nước tưới tiêu, phục vụ SX. Làm mới 13 cầu giao thông nông thôn, trên 12km đường nhựa, đường đal với trên 4,5 tỉ đồng, xã hiện có lên 45km đường giao thông trải nhựa, bê tông.

Ông Thạch Hiền, ở ấp Chông Nô 3 phấn khởi nói: “Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước các cấp tạo điều kiện cho người dân tộc Khmer Hòa Tân có cuộc sống phát triển hơn những năm trước đây, đường xá đi lại trong thôn xóm, phum sóc cũng tiện lợi hơn cả 2 mùa mưa nắng, nhân dân được hỗ trợ nào vốn, cây giống, con giống thành ra SX của người dân cũng được nâng lên, từ chỗ đó đời sống bà con cải thiện rõ rệt”.

Đi đôi với huy động nhân dân tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn, Hòa Tân còn quan tâm chăm lo nâng cao mức sống của người dân, vận động bà con trong xã tham gia làm ăn hợp tác, liên kết SX, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đến nay, Hòa Tân đã vận động thành lập được 14 tổ hợp tác và 3 HTX đều hoạt động có hiệu quả.

Tiêu biểu là HTX dừa sáp Hòa Tân, anh Thạch Em ấp Chông Nô 2 (xã viên, HTX dừa sáp Hòa Tân), một hộ Khmer khá thành công trong việc trồng và chăm sóc dừa sáp cho biết: Để vườn dừa đạt hiệu qủa cao, cần phải trồng xen canh dừa sáp với chanh không hạt theo phương thức lấy ngắn nuôi dài.

“Tôi có 5 công vườn, trồng được 121 gốc dừa sáp xen canh với chanh không hạt. Sau 2 năm, chanh không hạt có trái và đến năm thứ ba, khoảng 50 gốc dừa bắt đầu có trái. So với làm lúa thì trồng dừa sáp hiệu quả cao gấp 3 lần. Những hộ nông dân khác thì trồng xen canh dừa sáp với bưởi cũng cho hiệu quả”, anh Em chia sẻ.

16-46-58_dscn5938
Anh Thạch Em ấp Chông Nô 2 (xã viên, HTX dừa sáp Hòa Tân), thu hoạch dừa sáp xen canh với chanh không hạt.

Song song đó, Hòa Tân thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về vốn, nhà ở, đất ở, đất SX, trợ giá, trợ cước cho đồng bào Khmer nghèo, đã có hàng ngàn lượt hộ được hỗ trợ vốn, cây, con giống, có trên 300 hộ được hỗ trợ kinh phí cất nhà ở, 29 hộ được hỗ trợ đất ở, đất SX và chuyển đổi ngành nghề, có 236 hộ được đào tạo nghề, với tổng kinh phí gần 8 tỉ đồng.

Thượng tọa Thạch Văn, sư cả chùa PôThiSaRây, ở ấp Chông Nô 3 cho biết: “Được các cấp tạo điều kiện cho người dân tộc Khmer trong phum sóc cũng như phật tử trong bổn đạo của nhà chùa có cuộc sống phát triển, đường xá đi lại trong thôn xóm, phum sóc cũng tiện lợi hơn, nhân dân được hỗ trợ vốn, cây giống, con giống, hiệu quả SX nâng cao lên”.

Theo ông Nguyễn Lê Vinh, Chủ tịch UBND xã Hòa Tân: Đến nay Hòa Tân đã cơ bản đạt 14/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 37 triệu đồng; hộ nghèo giảm còn 5,64%, trên 98% hộ sử dụng điện, gần 98% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh; có 5/7 ấp đạt chuẩn NTM, phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng trong đồng bào dân tộc Khmer được duy trì và phát triển, các phong trào thi đua yêu nước cũng được đa số đồng bào dân tộc Khmer đồng tình hưởng ứng tham gia tích cực.

“Hướng tới đây, Hòa Tân sẽ tập trung xây dựng thêm 3 phòng chức năng, mở rộng diện tích trường mầm non. Tiếp tục vận động và tranh thủ hỗ trợ trên xây dựng trụ sở ấp, nhà văn hóa để đạt chuẩn và hỗ trợ nhà ở cho hộ Khmer nghèo. Vận động người dân tranh thủ các nguồn vốn vay của Chính phủ cũng như hỗ trợ xây dựng hố xí, vệ sinh, nhà tắm...vệ sinh cảnh quan môi trường...”, ông Vinh nói.

Với những giải pháp đề ra, cùng với sự đồng thuận ủng hộ tích cực của người dân sẽ là động lực giúp Hòa Tân sớm thực hiện hoàn thành các tiêu chí còn lại và hướng tới xây dựng thành công xã NTM trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm