| Hotline: 0983.970.780

Hoa Thạch Lan

Thứ Hai 06/08/2012 , 14:22 (GMT+7)

Tại sao tôi thấy trên báo có loại hoa mọc lên từ hai mảnh trông giống hệt như hòn đá. Đó là loài gì vậy?

* Tại sao tôi thấy trên báo có loại hoa mọc lên từ hai mảnh trông giống hệt như hòn đá. Đó là loài gì vậy?

Vũ Minh Hà, Đà Lạt, Lâm Đồng

Theo Bách khoa toàn thư mở thì đó là nhóm Thạch Lan thuộc chi Lithops, Trung Quốc gọi là chi Sinh thạch hoa (hoa đá sống). Đây là một chi thực vật mọng nước, thuộc họ Phiên Hạnh- Aizoaceae, bộ Thạch Trúc- Caryophyllales. Chúng có hình dạng giống như hòn đá trơn nhẵn và thường nằm giữa đống sỏi đá để tránh sự nhòm ngó của kẻ thù.

Thạch Lan gặp nhiều ở Nam Phi và Namibia. Các lá hình viên đá nứt ra ở chính giữa để mọc ra một bông hoa với màu sắc rực rỡ và hình dáng rất đẹp. Thạch Lan hầu như không có thân cây, chỉ thấy có một hoặc nhiều cặp thân hành là khối lá trông giống như đá. Lá không có màu lục nhưng thường được ngụy trang bởi những vệt hay khuyên tròn màu bơ, màu tro, màu nâu cùng với các vạch màu đỏ. Nhiều lá có vạch chằng chịt trông giống như một bộ não.

Các lá dày để lưu trữ đủ nước cho cây tồn tại trong nhiều tháng không có mưa. Sau khi cây Thạch Lan hình thành phải vài ba năm sau mới trổ hoa hoa có mùi thơm ngát và có mật ngọt. Trẻ em Châu Phi thường ăn Thạch Lan vì không có gì độc hại. Thạch Lan trở thành loại cây cảnh quý giá dành cho du khách.

* Xin cho biết lịch sử của con đường tơ lụa nối liền hai nền văn minh Á - Âu.

Võ Tuấn Sơn, Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì con đường tơ lụa là một hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng đã có từ hàng nghìn năm nối châu Á với châu Âu (nói cách khác là giữa Đông và Tây). Con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường cũng đi đến cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Nó có chiều dài khoảng 7 000 km.

Trung Quốc là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới vào thế kỷ 3 trước công nguyên (TCN). Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quí tộc, sau này lụa tơ tằm được đưa đi các vùng. Con đường tơ lụa dần dần được hình thành từ đó.

Thế kỷ 2 TCN, Trương Khiên nhận lệnh từ Hán Vũ Đế đi về phía Tây tìm người Nguyệt Chi nhằm kết đồng minh chống lại quân Hung Nô. Trải qua nhiều gian khổ, Trương Khiên đã tìm được người Nguyệt Chi ở nơi là miền Bắc Ấn Độ ngày nay. Trên con đường tơ lụa là một con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á kỳ bí, nó gắn liền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa. Không đơn thuần chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán của những "thương nhân lạc đà", con đường tơ lụa còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn.

Khi nhà Hán suy vong vào thế kỷ 3, con đường tơ lụa cũng bị đình lại. Chỉ khi nhà Tống hưng thịnh, con đường này mới phát triển trở lại. Cũng vào thời Tống, do thấy được giá trị của con đường giao thương Đông - Tây này, các vị hoàng đế đã ban hành hàng loạt những chiếu chỉ nhằm khuyến khích thương mại và cũng từ đó, những nhà truyền giáo đã bắt đầu tìm đến với phương Đông.

Con đường tơ lụa dưới triều Tống đã trở thành một điểm nhấn rõ nét trong lịch sử thương mại thế giới. Đến thế kỷ 10, nhà Tống bị lật đổ, con đường tơ lụa cũng bị suy thoái dần... Nhưng đến thời nhà Minh, con đường tơ lụa đã bị vương triều này khống chế và bắt mọi người phải nộp thuế rất cao khiến cho những thương gia phải tìm đến những con đường vận chuyển bằng đường biển.

Với việc giao thương qua đường biển phát triển (hình thành con đường tơ lụa trên biển). Từ thế kỷ thứ 7, Quảng Châu đã được xem là nơi khởi đầu của con đường tơ lụa trên biển. Con đường tơ lụa trên bộ dần dần biến mất. Hồi chuông cáo chung của con đường tơ lụa vang lên cũng là lúc người Ba Tư (Iran ngày nay) dần học được cách làm tơ lụa của người Trung Hoa và việc trung chuyển tơ lụa từ đó giảm hẳn do người Ba Tư tự làm và bán trực tiếp cho La Mã chứ không nhập khẩu từ Trung Hoa nữa.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất