| Hotline: 0983.970.780

Hoa thắm giữa rừng hoa

Thứ Ba 28/12/2010 , 09:57 (GMT+7)

Sáng 27/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương, đã khai mạc trọng thể Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII.

Sáng 27/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương, đã khai mạc trọng thể Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII. Dự Đại hội có gần 2.000 đại biểu, trong đó có 1.500 đại biểu chính thức; 338 đại biểu là đại diện các tập thể, cá nhân Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; các tập thể, cá nhân Anh hùng LLVTND thời kỳ đổi mới được phong tặng từ tháng 11/2005 đến nay.

Ông Bé trí lớn

Ngay khi nhắc đến tên ông, nhiều đại biểu thì thào: “Tên là Nguyễn Văn Bé nhưng ông ấy chẳng bé tẹo nào”. Người ta nói rất phải bởi ông Bé hiện nay là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An với doanh thu đạt từ 5 đến 6 tỉ/năm, nộp ngân sách từ 120 đến 160 triệu/năm.

Đứng trước gần 2000 người trong một hội trường rộng lớn, ông Bé xúc động kể về quãng tuổi thơ đầy nhọc nhằn của mình. Sinh năm 1950, lúc đất nước có chiến tranh. Những lần theo các chú, các anh vào chiến khu Đồng Tháp Mười làm du kích là những lần ông được các chú, các anh dìu dắt mớm cho từng con chữ để biết đọc, biết viết với đời. 18 tuổi, ông vào bộ đội và bị thương phải đưa ra Bắc điều trị (thương binh hạng 3/4). Mấy năm nằm viện và ở trại an dưỡng, buồn chân, buồn tay, ông vùi đầu vào việc học, học một mạch hết cấp II rồi cấp III. Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng trở về Nam và thi vào trường Đại học Y Dược (chuyên khoa Dược). Đỗ hạng ưu, ông Bé được nhà trường giữ lại làm giảng viên được 1 năm. Chả hiểu vì duyên cơ gì nhưng ông vẫn lặng lẽ chuyển đến khu vực Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An để khai hoang.

Phát biểu tại Đại hội, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh chỉ ra 5 giải pháp để phong trào thi đua thực sự phát triển sâu rộng hơn trong các tầng lớp nhân dân, trở thành động lực cách mạng to lớn hơn của toàn dân tộc. Đó là: tiếp tục tạo sự chuyển biến sâu sắc hơn về nhận thức để mọi người thấy rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua; Gắn các phong trào thi đua với việc xây dựng, bồi dưỡng con người trong thời kỳ mới, phát triển toàn diện về ý thức làm chủ, sống có văn hoá và tình nghĩa; Quan tâm việc phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến; Tiếp tục tham mưu cho Đảng và Nhà nước hoàn thiện các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua - khen thưởng, bổ sung, sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn; Tập trung sự lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ và toàn diện của các cấp uỷ Đảng.

Hỏi lý do vì sao ông lại có quyết định kỳ quặc như vậy? Ông Bé cho biết, lúc đó khu rừng tràm Nồi Gọ là một khu rừng hoang, đất phèn nặng, các nhà khoa học và một số chuyên gia nước ngoài xem nơi đây là một vùng đất chết. Người dân chỉ sống được ở Ven sông Vàm Cỏ Tây. Vì vậy, ông cùng 3 kỹ sư đã nghiên cứu khai thác và bảo tồn khu rừng này và từ 4 người ban đầu phát triển dần dần theo thời gian có lúc đến 600 người chỉ chuyên nghiên cứu, khai thác chế biến cây tràm gió để lấy tinh dầu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu.

15 năm gắn bó với nghiệp nghiên cứu, ông đã tạo dựng cho mình một Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Hiện nay, bên cạnh những đề tài được nhà nước đánh giá cao như nghiên cứu trồng cây tràm gió ở Long An, nghiên cứu trồng cây cỏ ngọt và chiết hoạt chất Steviosid, hoàn thiện quy trình trồng cây tràm Úc và chế biến tinh dầu…Trung tâm còn đang bảo tồn 800 ha rừng tràm gió nguyên sinh còn lại ở Đồng Tháp Mười. Đồng thời giữ được nguyên trạng thảm thực vật và nguồn động vật đặc trưng của Đồng Tháp Mười. Trung tâm cũng qui tập và bảo tồn 83 loài thực vật và 8 loài động vật làm thuốc. Dưới sự chỉ đạo của ông, môi trường sinh thái đã được tái lập nguyên trạng Đồng Tháp Mười ngày xưa, các loại chim đặc trưng đã quay về khu vực như: điên điển, giang sen, trích, le le, các loại cò, diệc…

Ngoài ra, ông đã đem đến việc làm cho hàng ngàn người nông dân sống tại tỉnh Long An này và tham gia đào tạo và hỗ trợ cho hơn 500 sinh viên các Trường đại học thực tập làm luận văn tốt nghiệp. Với chất giọng đặc sệt Nam bộ, ông cười tươi nói: Niềm vui lớn nhất với tôi hiện nay là được người dân gọi tên là "ông Ba đất phèn". Ghi nhận những đóng góp đó, ông cũng được nhận tưởng nhiều bằng khen và đặc biệt được Chủ tịch Nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Bà giám đốc trứng

+ Trong diễn văn khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu bật ý nghĩa của ĐH Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII là ngày hội lớn của các phong trào thi đua yêu nước trong 5 năm qua. 1500 đại biểu về dự ĐH là những tấm gương tiêu biểu, những bông hoa tươi thắm nhất trong vườn hoa thi đua của cả nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng, kết quả của các phong trào thi đua và công tác khen thưởng 5 năm qua (2005- 2010), đã góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nổi bật là chúng ta đã ứng phó có kết quả với những diễn biến phức tạp của khủng hoảng kinh tế thế giới, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô để đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, năm 2010 tăng trưởng 6,7%, bình quân 5 năm 2006 - 2010 tăng trưởng khoảng 7%/năm, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện, an sinh và phúc lợi xã hội được đặc biệt quan tâm và bảo đảm ngày càng tốt hơn; chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, vị thế quốc tế của nước ta ngày càng được nâng cao; khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả tích cực. 

+ "5 năm qua đã đẩy mạnh phong trào thi đua chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sử dụng đất, xây dựng cánh đồng trang trại đạt 50 triệu đồng/ha/năm. Ngành đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, xuất khẩu gần 25 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 10 tỷ USD...", Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

Đó là bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Cty TNHH Ba Huân, TP.Hồ Chí Minh. Vị giám đốc “trứng” nhớ lại khi mình mới 16 tuổi đã khởi nghiệp bằng nghề bán trứng gia cầm. Thế nhưng, thương trường đầy biến động và thăng trầm, thương trường với ngành hàng trứng gia cầm là thực phẩm tươi sống lại càng trăm bề khó. Năm 2003, dịch cúm gia cầm bùng phát đã "tiêu diệt” hàng tỷ đồng - số tiền mà bấy lâu bà chắt bóp. Những trại gà trại vịt hàng trăm, hàng ngàn con, những xe trứng gom đầy chuẩn bị lăn bánh, sau một đêm bỗng thành con số không, trắng tay, phá sản. Bà Huân cũng như các doanh nghiệp chế biến thực phẩm có nguyên liệu trứng gia cầm cũng đứng trước muôn vàn khó khăn vì không ai dám dùng trứng do sợ dịch bệnh.

Ngưng ít phút, bà Huân xúc động nói tiếp: Trong đau đớn, xót xa, tôi đi khắp vùng quê, đâu đâu cũng chỉ là cảnh đau lòng của người nông dân vì không còn phương tiện sản xuất. Tôi đóng của nằm nhà mà vật vã chẳng khác nào gà rù, vịt dịch. Thế nhưng, cứ nằm mãi đâu có được. Vì vậy, bà Huân đã quyết định gom góp một ít tiền để đi nước ngoài để xem ở các nước châu Á tôi sang châu Âu xem họ xử lý trứng như thế nào. Rồi thật may tôi tìm ra hãng sản xuất thiết bị xử lý trứng gia cầm hàng đầu thế giới là Moba ở tại Hà Lan. Đích thân giám đốc kinh doanh của hãng đã đưa tôi sang Bỉ, Đức, Pháp, Luxemburg để tham quan các nhà máy xử lý trứng gia cầm.

Bất chấp khuyên can, bất chấp khó khăn, gom góp, vay mượn, bán kho hàng… bà Huân quay lại Hà Lan mua máy. Ngày những mẻ trứng đầu tiên chạy trên máy được tự động hóa 100%, bà lặng người không thể thốt lên lời.

Nở một nụ cười mãn nguyện, bà khoe: “Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp - nông dân- ngân hàng - địa phương trong việc nuôi vịt siêu trứng an toàn sinh học đã giúp cho người nông dân làm giàu, doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định và người tiêu dùng được sử dụng thực phẩm an toàn. Với quy trình này, người Việt Nam đã có thể sánh cùng các nước trong việc xử lý trứng gia cầm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng chuẩn quốc tế đấy”. Cũng theo bà chủ trứng, mô hình liên kết này đã được nhân rộng tại nhiều nơi thuộc Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, vốn là vùng chăn nuôi vịt truyền thống nhiều đời nay. Ngoài ra, doanh nghiệp Ba Huân đã có thêm một dây chuyền xử lý trứng thứ hai, công suất 120.000 trứng/giờ (dây chuyền đầu là 65.000 trứng/giờ). Vốn điều lệ của Cty đang là 120 tỉ đồng. Trứng gia cầm qua xử lý của Ba Huân hiện đã chiếm gần 50% thị trường TPHCM, có mặt tại các siêu thị, chợ, điểm bán lẻ, trong các bếp ăn, nhà hàng, cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến thực phẩm.

Xem thêm
Thí sinh Rap Việt Long Nón Lá bị ung thư

Thí sinh Rap Việt Long Nón Lá phát hiện bị ung thư từ cuối năm 2023. Thời gian qua, anh hạn chế đi diễn bởi sức khỏe không cho phép.

Nhận định Borussia Dortmund vs Atletico Madrid: Khách lấn chủ

Trận tứ kết Champions League 2023/2024 giữa Borussia Dortmund vs Atletico Madrid sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 17/4/2024 trên sân vận động Signal Iduna Park.

U23 Việt Nam đi bộ làm quen SVĐ thi đấu chuẩn World Cup

Các thành viên U23 Việt Nam hào hứng trải nghiệm chuyến thăm quan sân vận động Al Janoub trước trận gặp U23 Kuwait tại VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.