| Hotline: 0983.970.780

Hoa trắng gửi theo người tình áo trắng

Thứ Bảy 29/09/2018 , 10:05 (GMT+7)

Tên tuổi Kiên Giang - Hà Huy Hà (1929-2014) gắn bó với nhiều vở cải lương nổi tiếng như “Áo cưới trước cổng chùa”, “Sơn nữ Phà Ca”, “Người vợ không bao giờ cưới”… Thế nhưng...

Thế nhưng, ngoài vai trò soạn giả, ông còn được biết đến với tư cách tác giả bài thơ “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” được phổ nhạc rất quen thuộc công chúng hơn nửa thế kỷ qua.

12-03-58_kienging
Nhà thơ Kiên Giang - Hà Huy Hà

Nhà thơ Kiên Giang - Hà Huy Hà sinh ra và lớn lên ở An Biên - Kiên Giang. Mảnh đất ấy được nhà văn đồng hương Sơn Nam thú nhận trơng lời tựa tập thơ “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” một cách chân thành: "Vốn liếng về từ ngữ người Kiên Giang rất ít, hàng ngày sống lân la với người Hoa bán tạp hoá và người Khơ-me làm ruộng. Ở đây có thể nói tiếng Việt không phát triển, lại thêm "tiếng lóng" mà người địa phương khác khó chấp nhận. Vốn duy nhất là ca dao được mẹ dạy cho, từ thuở ấu thơ. Vốn quan trọng hơn vẫn là cái tâm, lòng yêu nước, muốn giới thiệu tâm hồn người dân nghèo xóm mình với cả nước, cùng chia sẻ buồn vui…”. Cũng giống như Sơn Nam từ huyện Gò Quao, Kiên Giang - Hà Huy Hà rời quê nhà lên Cần Thơ học trung học ở Trường tư thục Nam Hưng, với tên thật Trương Khương Trinh.

Ở xứ Tây Đô, chàng trai Trương Khương Trinh đã quen cô gái Nguyễn Thị Nhiều học cùng lớp. Nguyễn Thị Nhiều là dân Sóc Trăng, họ tên thì dân dã nhưng nhan sắc không thua kém gì những tiểu thư vùng sông nước Hậu Giang. Đặc biệt, Nguyễn Thị Nhiều viết chữ rất đẹp. Vì vậy, khi được Trường tư thục Nam Hưng giao cho việc làm báo tường, Trương Khương Trinh lập tức rủ Nguyễn Thị Nhiều tham gia. Làn da trắng mịn, mái tóc thả dài, đôi mắt mở to, khuôn mặt xinh xắn… của Nguyễn Thị Nhiều đã khiến Trương Khương Trinh run rẩy trái tim cậu trai mới lớn.

Gia đình Nguyễn Thị Nhiều theo đạo Thiên Chúa, nên dù trọ học thì cô vẫn giữ nếp đi nhà thờ vào mỗi cuối tuần. Trương Khương Trinh nhiều lần lẽo đẽo bám theo bóng dáng Nguyễn Thị Nhiều mặc áo tím cài hoa trắng thong thả bước về phía giáo đường ngân vang tiếng chuông mà hồi hộp, mà si mê. Nguyễn Thị Nhiều cũng có cảm tình với chàng trai miệt thứ Trương Khương Trinh chịu khó học hành và nhiều tài lẻ. Thế nhưng, họ chưa kịp thề non hẹn biển thì kháng chiến bùng nổ. Trương Khương Trinh xếp bút nghiên, vào bưng biền theo cách mạng. Thời gian và bom đạn, không ai đoán được điều gì có thể xảy ra, niềm riêng được Trương Khương Trinh khép lại như một hồi ức.

Năm 1955, rời khỏi bưng biền, Kiên Giang - Hà Huy Hà bất ngờ khi người xưa đến tìm ông. Vẫn dung nhan kiều diễm, Nguyễn Thị Nhiều đến chào cố nhân một tiếng, để… đi lấy chồng. Kiên Giang - Hà Huy Hà thổ lộ: “Thật xót xa khi suốt tháng ngày loạn lạc, cô ấy vẫn chờ vẫn đợi tôi âm thầm, mà tôi không hề biết. Tiễn cô ấy về Sóc Trăng chọn ngày vu quy, tôi cứ day dứt mãi. Hai năm sau, ngày 14/11/1957, khi đang trên đường công tác ở Bến Tre, gặp một đám cưới trong xóm đạo, tôi liền cảm tác viết được bài thơ “Hoa trắng thôi cài lên áo tím” với mong muốn trả nợ một ân tình khôn nguôi”.

Bài thơ “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” được ghi rõ “Tâm tình người trai ngoại đạo đối với cô gái có đạo” lập tức nổi tiếng trong giới mộ điệu: “Lâu quá không về thăm xóm đạo/ Từ ngày binh lửa xoá không gian/ Khói bom che lấp chân trời cũ/ Che cả người thương, nóc giáo đường/ Mười năm trước em còn đi học/ Áo tím điểm tô đời nữ sinh/ Hoa trắng cài duyên trên áo tím/ Em là cô gái tuổi băng trinh…/ Mỗi lần tan lễ chuông ngừng đổ/ Hai bóng cùng đi một lối về…”. Công chúng càng tin “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” là kết quả một chuyện tình nhiều nước mắt, khi nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Sau đó, nhạc sĩ Anh Bằng lại dựa vào bài thơ “Hoa trắng thôi cài lên áo tím” để viết thành ca khúc “Chuyện tình hoa trắng” thật lâm ly.

12-03-58_bn_nhc_ho_trng
Bản nhạc “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” xuất bản lần đầu tiên

Hai bài hát “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” và “Chuyện tình hoa trắng” cùng tồn tại, dù được khai thác ở hai góc độ khác nhau. Bài hát “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” dịch chuyển theo hướng lưu luyến: “Từ khi giặc tràn qua xóm đạo/ Anh làm chiến sĩ giữ quê hương/ Giữ màu áo tôi thương/ Giữ màu tím tôi mơ/ Giữ hàng tre, cây đa xiêu đầu làng/ Pháo hồng đưa chuyến đò sang sông/ Áo tím ngày xưa đi lấy chồng/ Chuông đổ ngân vang hồn vĩnh biệt/ Đưa em về bến đục hay trong/ Hoa trắng thôi cài trên áo tím/ Tàn rồi bao kỷ niệm xa xưa/ Núi xanh, sông biếc còn rơi lệ/ Hoa trắng nay thành hoa cố nhân”. Còn bài hát “Chuyện tình hoa trắng” lại mang đầy day dứt: “Hoa trắng thôi cài trên áo tím/ Mà cài trên nắp áo quan tài/ Hoa trắng thôi cài trên áo tím/ Nỗi buồn ôi kỷ niệm ban đầu/ Xe tang đã khuất nẻo đời/ Chuông nhà thờ khóc tiễn người ngàn thu/ Chiều nay áo tím bơ vơ/ Thương cành hoa trắng trên mồ người xưa”.

Khác với hoàn cảnh đẫm tủi hờn trong bài thơ “Hoa trắng thôi cài trên áo tím”. Tình bạn giữa Kiên Giang - Hà Huy Hà và Nguyễn Thị Nhiều vẫn được duy trì nhiều năm sau. Có điều sự lan toả của tác phẩm này khiến người vợ của Kiên Giang - Hà Huy Hà không bao giờ mặc áo tím và cũng tuyệt đối không dùng bất kỳ thứ gì màu tím trong nhà. Có thể là ghen tuông đàn bà, mà cũng có thể là người vợ muốn dành cho chồng mình một góc riêng màu tím để hoài vọng quá khứ long lanh.

Năm 1998, bà Nguyễn Thị Nhiều - nguyên mẫu trong bài thơ “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” qua đời. Lúc hấp hối, bà dặn dò con cháu: “Báo tin cho ông Trương Khương Trinh biết nhé!”. Thế nhưng, Kiên Giang - Hà Huy Hà vốn có máu giang hồ này đây mai đó, mãi gần một năm sau mới về Cần Thơ thắp cho “cô gái có đạo” năm nào một nén nhang tiếc nuối!

(Kiến thức gia đình số 39)

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm